| Hotline: 0983.970.780

Quảng Bình: Biển nuốt mất làng...

Thứ Tư 17/11/2010 , 14:34 (GMT+7)

Kể từ khi lập làng, người dân Nhân Trạch muốn vô huyện lỵ chỉ duy nhất một con đường băng qua mấy dãy núi cát...

Chúng tôi đứng trên mỏm cát nhô ra phía biển ở góc thôn Bắc Dinh (xã Nhân Trạch- Bố Trạch-Quảng Bình) nhìn xuống chỉ thấy sóng từng đợt, từng đợt vỗ như muốn đục tung dãy bao cát người dân lập nên để chắn bớt sự hung hãn của sóng với hy vọng  để làng được yên...

Đường mất vì sông lấn...

Kể từ khi lập làng, người dân Nhân Trạch muốn vô huyện lỵ chỉ duy nhất một con đường băng qua mấy dãy núi cát. Đến năm 2005, dự án giao thông nông thôn 2 đưa được con đường rộng, đổ đất cấp phối về cho người dân vùng biển này. Lần đầu tiên người dân xã Nhân Trạch thấy cuộc đời đổi mới bằng sự kiện xe ô tô đánh về tận làng. Sướng nhất là mấy chị, mấy mẹ đi chợ không phải oằn lưng gánh cá thụt chân trên cát; thứ nhì là đám con nít đi học được bố mẹ chở bằng xe đập, xe máy cứ êm ru...Ấy vậy rồi, cơn lũ hồi đầu tháng 10 đã quét qua làng Nhân Trạch. Con sông Dinh hiền hòa bỗng như nổi giận. phóng thẳng cột nước với sức mạnh khủng khiếp vào con đường. Con đường chịu không nổi trước “nhất thủy, nhì hỏa” nên vỡ vụn và biến thành...sông. Bây giờ, một đoạn đường dài gần cả trăm mét đã không còn vết tích. Người dân Nhân Trạch lại lội núi cát mà đi. Có mấy người táo gan men theo triền cát sát bờ sông cho tiện, nhưng vừa đi vừa lo, nhỡ ra cát sụt một phát thì người, xe lại lặn xuống sông không ngờ...

Chúng tôi cũng đi trên triền cát men sông ra Nhân Trạch Có tiếng xe máy gầm gừ rồi chiếc xe mô tô Minxcơ to như con bê hùng hổ bươn ra, chừng được hơn chục mét, chiếc xe rồ lên, khói xả khét lẹt một hồi và tắt lịm. Anh thanh niên Lê Nổi (chủ xe) xuống xe nói ngượng: “Tôi có việc ra Nhân Trạch, tưởng xe khỏe rướn qua được, không ngờ cát lún ác..”. Không chạy được thì đẩy, chúng tôi cũng gò lưng giúp anh thanh niên đẩy chiếc xe nặng oặt qua trảng cát và dốc mồ hôi khi chạm được phần đường còn lại phía bên kia. Những đoạnj đường còn lại cũng đang bị sông gặm từ từ. Cây cột điện bên đường bị ăn mất đất, bật chúi xuống dòng sông kéo theo cả tuyến day chìm xuống nước...

Sau mưa là gió. Gió thổi như bão xoáy tung đồi cát, đánh tràn xuống bờ sông tạo nên bức tường cát dựng đứng chặn lối đi của người dân. Muons đi qua phải băng trên đồi cát. Đi trước nhóm người làng Bắc Dinh, mệ Nguyễn Thị Lân trên 70 tuổi thở hỏn hển: “Từ nhỏ tới chừ tôi mới chững kiến biển ăn làng, sông ăn đường đi và cát chặn lối con người như vầy dây. Không biết khi mô người dân mới có được con đường đi lại như trước cho đỡ khổ...”.

 “Độc nhất vô nhị” hơn là tuyến đường dây điện hạ thế đưa về làng Bắc Dinh. Trước đó, tuyến đường chạy trên đồi cát, dây điện vắt vẻo trên cột xà cách đồi cát cũng dăm bảy mét. Đùng một cái, qua một đêm gió thổi tung cát lên thành núi cao hơn cả tuyến đường điện và khiến cho tuyến dây điện như chui qua núi cát mà di...

Biển uy hiếp xóm làng...

Tại thôn Bắc Dinh, hàng trăm ngườu dân đang trong cảnh “đứng ngồi không yên” với tiếng sống biển ghần gào suốt ngày đêm ngay sát hồi nhà. Ngay tại cửa sông Dinh, biển đã "nuốt" mất ba nhà dân, 16 ngôi nhà còn lại cũng chực rơi xuống biển. Chị Nguyễn Thị Lạc, 47 tuổi ở thôn Bắc Dinh đang nhặt nhạnh những gì còn lại vương vãi trên nền đất của ngôi nhà cấp bốn giờ chỉ còn một đống đổ nát. Chị nói trong nước mắt: “Gia đình tui (tôi) ở đây từ năm 1986. Khi nớ (đó) biển cách vườn nhà tui khoảng 30m nhưng rồi cứ "ăn" dần. Đêm 24-10, đang nằn ngủ thì nghe ầm một tiếng, mẹ con tui ôm nhau kịp chạy ra cửa thì căn nhà đổ sập hoàn toàn, chỉ còm một phần công trình phụ đứng chênh vênh bên chỗ sạt lở trên đầu sống biển. Giờ mẹ cút, con côi phải tá túc nhà hàng xóm, sóng nhờ vào sự cưu mang của xóm làng...". Cùng chung cảnh ngộ như chị Lạc là gia đình bà Trương Thị Khư. Bà Khư cho biết, trước đó một tuần căn nhà của gia đình cũng bị sóng đánh đổ sập. May cả nhà chạy kịp nên thoát thân, bây giờ phải vào trong làng lánh nạn. Ngôi nhà xây cấp bốn giờ trống hoắc, đứng run rẩy trước từng đợt sống đập mạnh vào dưới chân thềm cát.

Cả tuyến làng dọc sông Dinh tiếp giáp với biển đang bị sạt lỡ nghiêm trọng. UBND xã cấp cho bà con 3.000 bao tải cát để lamfg bờ chắn sóng nhưng cũng chỉ có tác dụng khi trời ít gió, sóng nhẹ. Nếu gió lớn một chút thì sóng đánh cao hẳn trên bơ chắn và cát cứ đổ ầm ầm xuống biển và toác lỡ dần sâu vào đất liền. Đứng trên bờ cát, bà Lạc chỉ tay xuống mấy tấm bi tròn bị sóng nhấn chìm cách bờ chừng chục mét cho hay: “Đầu năm 2010, thấy biển xâm thực quá mạnh, ba nhà liền kề bọn tui góp mỗi nhà 20 triệu đồng xây đoạn kè chắn sóng. Tưởng an toàn, ai ngờ trận lũ đầu tháng 10 đã cuốn trôi, biển ăn sâu vào móng nhà...”. Vết tích của đoạn kè chỉ còn lại mất tấm bi bê tông xa xa, nhỏ nhoi trước từng đợt sóng vỗ vào bờ.

Ông Phạm Trường Thọ, trưởng thôn Bắc Dinh dẫn chúng tôi lên một đồi cát rồi chỉ tay ra xa: "Trước kia đất làng kéo dài ra đến đó nhưng biển ngày càng ăn sâu vào đát liền khiến cho nhiều ngôi nhà ngoài bìa làng sụp đổ. Các gia đình di cư ra phía trước làng sinh sống. Chừ biển tấn công những ngôi nhà tiếp theo. Thôn có 135 hộ thì 19 hộ bị ảnh hưởng của nạn xâm thực. Đã có ba ngôi nhà đổ sập xuống biển. Người dân đã sử dụng bao cát, đóng cộc tre chắn sóng nhưng chẳng bỏ bèn gì. Nước biển dâng cao, sóng đánh ầm ầm vào bờ làm cho toàn bộ 19 ngôi nhà có nguy cơ đổ xuống biển bất cứ lúc nào. Người dân rất hoang mang...".

Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch, Phan Văn Gòn cho biết, hiện xã Nhân Trạch đang lập kế hoạch di dời các hộ bị ảnh hưởng ra nơi tái định cư mới. Trước mắt, huyện hỗ trợ các hộ bị sập nhà mỗi hộ 6 triệu đồng để sớm ổn định cuộc sống. Ông Võ Hồng Thái- Phó Chủ tich UBND xã Nhân Trạch cung cấp thêm thông tin, ở phía bờ Nam sông Dinh, vùng trung tâm xã Nhân Trạch đã bị biển lấn sâu vào đất liền chừng 40 mét và kéo dài hơn 2 km. Có 2 nhà dân ở thôn Dinh (nhà anh Sơn và nhà anh Nam) bị sóng biển đánh sập hoàn toàn. Hiện tại, toàn xã Nhân Trạch đã tiến hành di dời hơn 50 hộ, với gần 300 nhân khẩu ra khỏi vùng sạt lở, sóng biển đe dọa...

Trong mấy ngày qua, hàng chục nghìn bao cát, cọc tre, cọc gỗ và hàng trăm nhân công trong xã được huy động khẩn cấp để nổ lực ngăn chặn sóng biển xâm thực. Tuy nhiên, do triều cường dâng cao làm sóng biển xâm thực sâu vào đất liền gây nên tình trạng sạt lở vẫn tiếp tục diễn ra khá nghiêm trọng...  Nhìn những đợt sóng biển dữ dội, ông Phạm Trường Thọ- Trưởng thôn Bắc Dinh lắc đầu sợ hãi: “Nỗ lực xây kè, đặt bao cát để chắn sóng chỉ như muối bỏ biển. Đêm nằm nghe tiếng sóng mà thấy run rồi anh ạ...”.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm