| Hotline: 0983.970.780

Quảng Bình: Đã có 3 người chết, mất tích

Thứ Bảy 01/10/2011 , 14:54 (GMT+7)

Đến chiều 1/10, Quảng Bình vãn tiếp tục mưa lớn. Hầu hết các tuyến đường tỉnh lộ đã bị lũ chia cắt; nhiều địa phương cũng đã bị lũ cô lập...

Đến chiều 1/10, Quảng Bình vãn tiếp tục mưa lớn. Hầu hết các tuyến đường tỉnh lộ đã bị lũ chia cắt; nhiều địa phương cũng đã bị lũ cô lập, gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại.

Tại huyện Minh Hóa, tính đến 8 giờ sáng nay nhiều xã đã bị ngập sâu, vùng rốn lũ Tân Hóa nước đã dâng gần 3m. Do đường Hồ Chí Minh và đường 12A bị chia cắt, các vùng như Phú Nhiêu, Thượng Hóa nước ngập nên chưa thể tiếp cận được.

Theo ông Đinh Hồng Hộ, Phó Chủ tịch UBND huyện Minh hóa cho biết: “Tuy nước lũ chưa đạt đỉnh như năm 2010 nhưng nếu mưa lớn tiếp tục thì lũ sẽ rát lớn. Hiện tại, công tác kiểm tra và phòng chống bão lụt đang diễn ra gấp rút. Huyện đang tập trung lực lượng dể giúp bag con ở Tân Hoá di dời lên vùng chân núi cao để tránh lũ”. Nhằm đối phó với nguy cơ lũ quét, lũ ống hiện nay, nhiều xã ở huyện Minh Hoá cũng đã chuẩn bị trên 230 chiếc nhà bè nổi được kết bằng thùng phuy, phía trên căng bạt, lợp lá đề phòng khi lũ ngập sâu như năm trước. Hàng ngàn con đò để vượt lũ cũng đã sẵn sàng. Xã miền núi Hoá Sơn (huyện Minh Hoá) đã bị nước lũ chia cắt, cô lập với bên ngoài do tuyến đường độc đạo đi vào địa phương này bị ngập sâu đến 4m. Lũ đã ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 350 hộ với hơn 1.500 nhân khẩu của xã vùng cao này.

Tại huyện Tuyen Hóa, đã có hơn 300 nhà dân bị ngập từ 0,5 đến 1,5m; nước sông tại Mai hóa đã lên xấp xỉ báo động 3; Quốc lộ 15 bị ngập và chia cắt tại 3 điểm là cầu Quang Hóa, Khe Đành, Khe Bẹ; khu vực Khe Nét bị sạt lỡ nghiêm trọng; hơn 400 ha lúa bị ngập và có thể mất trắng. Hiện tại, công tác di dời dân ra khỏi vùng lũ đang được gấp rút tiến hành. Theo ông Lê Nam Giang- Phó Chủ tịch UBND huyện Tuyên Hóa cho biết: “Do vùng Khe Nét bị sạt lỡ nghiêm trọng nên phải gấp rút di dời các hộ dân. Ngoài ra, những vùng thấp trũng, buộc phải di dời người già và trẻ con ra khỏi vùng bị nguy hiểm”.

Huyện Quảng Trạch ở cuối nguồn sông Gianh cũng đang trong tình trạng báo động cao vì mức nước lên nhanh. Các xã vùng Nam và vùng cồn bãi như Quảng Minh, Quảng Tân, Quảng Lộc, Quảng Hoà...nước bắt đầu dâng cao và tràn nhà dân.Ông Đậu Minh Ngọc- Chủ tịch UBND huyện Quảng Trạch cho biết: “Chúng tôi đã có phương chống lũ trên tinh thần thực hiện 4 tại chỗ để tránh những tổn thất có thể xãy ra. Nếu mưa lớn tiếp tục kéo dài thì có khả năng đỉnh lũ sẽ lập lại như năm 2010”.

Tính đến chiều ngày 1/10, Quảng Bình đã có 3 người chết và mất tích. Cháu Đinh Duy Ngọc (3 tuổi- trú thôn Tân Lợi-Yên Hoá- Minh Hoá) do bố mẹ lo chạy lũ không để ý bé chạy theo bị sảy chân hố nước sâu tử vong. Tại xã Quảng Phú (TP Đồng Hới) cháu Nguyễn Quang Vinh (5 tuổi) cũng bị ngã vào hố nước, chết đuối. Tại xã Nhân Trạch (Bố Trạch), ông Trần Văn Hạnh (63 tuổi) cùng anh Phan Văn Gọn (44 tuổi) đi thuyền nan ra đánh lưới ghẹ trên biển Nhân Trạch từ buổi sáng. Không may gặp gió, sóng lớn đánh chìm thuyền. Ông Hạnh may mắn ôm được phao và được cứu sống. Riêng, anh Gọn mất tích. Hiện, gia đinh và lực lượng timd kiếm cứu nạn đang tiếp tục tìm kiếm. Vào chiều hôm qua (30/9) em Hoàng Thị Mai (trú tại Sen Bàng- xã Hoà Trạch-Bố Trạch, học sinh lớp 11) trên đường đi học về bị lũ cuốn trôi. Rất may, trong lúc bị trôi ra chổ nước xiết thì được một người hàng xóm lao ra cứu sống.

Mưa lớn vẫn tiếp tục trên diện rộng. Mực nước trên các con sông ở Quảng Bình đã vượt qua mức báo động II. Dự báo lũ có thể lên cao...

Xem thêm
Chương trình hành động của Chính phủ chống khai thác IUU

Mục đích của Chương trình hành động là xác định chống khai thác IUU là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thủy sản.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.