| Hotline: 0983.970.780

Quảng Bình đang có mưa to từng cơn, dấu hiệu bão số 4 tới gần

Thứ Ba 25/07/2017 , 10:25 (GMT+7)

Do ảnh hưởng của bão số 4, từ tối ngày 24 đến sáng ngày 25/7, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có mưa vừa đến mưa to và rất to. 

10-08-20_nnvn-1
Tàu cá tiếp tục vào nơi trú ẩn

Tỉnh Quảng Bình đã có công điện khẩn chỉ đạo các đơn vị triển khai các biện pháp phòng chống bão; sử dụng các phương tiện thông tin phối hợp với các địa phương, gia đình giữ vững liên lạc với tất cả các tàu cá đang hoạt động trên biển, hướng dẫn tàu cá vào nơi neo đậu an toàn.

Tỉnh Quảng Bình hiện có 3.652 tàu thuyền hoạt động trên biển với 14.939 lao động; hầu hết đều nắm rõ hướng di chuyển của bão số 4 và vào nơi trú ẩn. Đến 6 giờ ngày 25/7, đã có 3.555 tàu cá với 14.139 thuyền viên vào bờ trú, tránh bão an toàn. Hiện Quảng Bình còn 97 tàu với 800 lao động đang hoạt động trên biển Đà nẵng. Các Đồn Biên phòng dọc bờ biển Quảng Bình đã phối hợp với địa phương, gia đình chủ tàu và thuyền trưởng thông báo cho các phương tiện đang hoạt động trên biển về nơi trú, tránh bão an toàn.

Chiều 24/7, UBND tỉnh Quảng Bình đã có công điện chỉ đạo công tác phòng chống bão số 4 và tổ chức các đoàn kiểm tra về các xã ven biển thuộc huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Lệ Thủy, Quảng Ninh và thành phố Đồng Hới, yêu cầu các địa phương kêu gọi tàu thuyền vào bờ trú bão; hướng dẫn người dân neo, chằng chống nhà và lên phương án di dời các hộ ở các vùng xung yếu. Các địa phương vùng miền núi chủ động phương án di dời người dân ra khỏi các vùng có nguy cơ bị sạt lỡ hoặc lũ quét.

Ông Ngô Gia Ngãi – Chủ tịch UBND xã Ngư Thủy Trung (Lệ Thủy, Quảng Bình) cho biết: “Ngư dân chúng tôi đã tập trung lực lượng kéo trên 1000 thuyền, bơ nan lên bờ để nơi an toàn. Ngư lưới cụ cũng được che phủ hoặc đào hố cát để cất giữ. Những hộ gia đình ở sát biển cũng đã được hỗ trợ chằng chống nhằm phóng chống gió lớn”.

Tại cảng cá Sông Gianh, hiện tại đã có hơn 350 tàu, thuyền đã vào cư trú an toàn. Bên cạnh đó, tàu thuyền vẫn đang tiếp tục vào khu neo đậu tránh trú bão số 4. Ông Trần Đăng Thảo, Giám đốc cảng cá cho biết: “Thuyền vào neo trú đã được hỗ trợ để neo chằng cẩn thận hơn, các tàu lớn được tăng cường lốp và vât dụng nhằm tránh tổn thất khi va đập. ngư dân trên tàu cũng được bố trí nơi ăn nghỉ trên bờ”. Cũng theo ông Thảo tạ khu neo đạu Ròon (xã Quảng Phú, Quảng Trạch) hiện đã có hơn 300 tàu vào neo đậu. Tuy nhiên công suất khu neo đậu chỉ chứa đươc 280 tàu. “Chúng tôi phải bố trí, sắp xếp vị trí neo đậu cho các tàu hợp lý để tránh va đập. Dù rằng quá tải nhưng tàu ngư dân vào chúng tôi vẫn tiếp nhận” – Ông Thảo nói thêm.

Ngư dân neo chằng tàu cá trong khu neo đậu.

Những dấu hiệu bất thường về thời tiết đã hiển hiện rất rõ tại Quảng Bình sau những cơn mưa nặng hạt kéo dài chừng 30 phút là tạnh ráo. Trời bừng sáng và cảm nhận được sự oi bức. Ông Lê Văn Quang, (90 tuổi, ở Bảo Ninh) nhìn trời lo lắng: “trời cứ mưa từng đợt lớn rồi ngắt tạnh, ngưng gió sáng lên chứ không âm u là dự báo của một cơn bão lớn”.

Xem thêm
Công đoàn NN-PTNT Việt Nam phát động Tháng Công nhân và an toàn lao động

Sáng 24/4, tại Công đoàn NN-PTNT Việt Nam tổ chức phát động 'Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024'.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ngày hội lớn nhất trong năm của người Sán Chỉ tỉnh Quảng Ninh

Hội Soóng cọ là ngày hội lớn nhất trong năm của người Sán Chỉ (tỉnh Quảng Ninh), thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia hưởng ứng.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.