| Hotline: 0983.970.780

Quảng Bình: Đói lòng trong lũ dữ

Thứ Năm 07/10/2010 , 08:35 (GMT+7)

Đã bước qua ngày thứ 5, xã Tân Hóa (huyện Minh Hóa - Quảng Bình) bị lũ bao vây, người dân đã lâm vào cảnh đói cơm ăn, thiếu nước uống...

Trực thăng đưa hàng cứu trợ đến cho vùng Cao Quảng (Quảng Bình)

Đã bước qua ngày thứ 5, xã Tân Hóa (huyện Minh Hóa - Quảng Bình) bị lũ bao vây, người dân đã lâm vào cảnh đói cơm ăn, thiếu nước uống. Rất may, đoàn cứu trợ đã có mặt, nhưng do khó khăn trong việc tiếp cận nên việc cứu trợ cũng đang rất nhỏ giọt...

Ông Cao Thanh Bình, Bí thư Đảng ủy xã Tân Hóa mặt phờ phạc vì công việc nói gấp với chúng tôi: “Từ ngày 2-10, xã Tân Hóa đã bị ngập. Đây là vùng trũng ngập lụt nên bà con có kinh nghiệm và đề phòng rất cao. Tuy nhiên, không ngờ mưa quá lớn và nước lũ lên với tốc độ quá nhanh nên bà con cũng không kịp trở tay. Đến đêm 4-10 thì toàn bộ 678 ngôi nhà của người dân Tân Hóa nước đã ngập chạm mái rồi...”. Xã Tân Hóa có 7 thôn, trong đó có các thôn 4, 5 mỗi khi có lũ lụt thường bị ngập nặng nhất. Để có thể sống cùng với lũ, người dân ở đây nhà nào cũng chuẩn bị sẵn cho mình một chiếc thuyền, khi trời nắng ráo, úp thuyền lại để trên gác nhà, lũ lụt về, họ hạ xuống sẵn sàng. Toàn xã hiện 420 thuyền, nên việc đi lại nội bộ cũng tạm ổn, nhưng lại bị cảnh “nội bất xuất, ngoại bất nhập” vì lũ xiết quá, không thể có phương tiện nào vượt qua được. Cứ nước dâng lên là bà con lên tra (gác trên nhà theo cách gọi địa phương), nước lên cao nữa thì trổ mái nhà trèo lên nóc và kêu cứu.

Vượt lên lũ đang réo, mưa đang quất rát mặt, 200 thùng mì tôm đầu tiên, lương khô và nước uống đã đến với người dân vùng lũ Tân Hóa. Tuy nhiên, do nước lớn, phương tiện vận chuyển khó tiếp cận nên lương thực, nước uống chỉ đáp ứng cho những gia đình đang lâm vào cảnh đói, rét nhất. Nhận hàng cứu trợ, ông Cao Văn Dương - Chủ tịch UBND xã Tân Hoá chỉ đạo và phân công anh Trần Sơn Đống, cán bộ UBND xã khẩn trương đưa đến cho những gia đình đang còn nước ngập sâu nhất. Trên đường đi qua thôn 1, đoàn cứu trợ cho hộ anh Trương Đức mấy gói mì tôm. Anh ôm vội vào lòng rồi khoát tay: “Nhanh nhanh đi. Trong mấy xóm ở trong nhiều người cần gấp lắm. Mấy hôm ni cũng nhiều nhà không có gạo và thiếu củi nấu đó...”.

Thôn Cổ Liêm vẫn còn chìm lỉm trong lũ. Ông Cao Đức Bông - Trưởng thôn mới bơi đò nhỏ tranh thủ kiểm tra tình hình mấy nhà quanh xóm về nói vội: “Nói chung là ngập hết tất tật rồi. Mấy trường hợp ông bà già cả và trẻ em chưa biết bơi lội thì đưa lên trên lèn núi trú rồi. Còn vài chục nóc nhà là có người mà ai cũng bắt đầu đói vì không nấu nướng chi được. Mà nấu được thì cũng không biết lấy chi mà nấu giữa cái lũ nghiệt như vầy. Có khi phải nhai ngô sống, uống nước mưa đợi nước lũ xuống. Hôm nay mới có cứu trợ cũng may cho bà con rồi.

Theo thông tin từ UBND tỉnh Quảng Bình, trong chiều ngày 5 và sáng ngày 6-10, 2 máy bay trực thăng của đoàn B71 VÀ B72 Quân chủng Phòng không Không quân đã vận chuyển 11,5 tấn hàng gồm mì tôm, lương khô, nước lên cứu trợ cho người dân vùng lũ Tân Hóa, Thượng Hóa (huyện Minh Hóa); Cao Quảng (huyện Tuyên Hóa)...

Mấy ngày tới có thêm cứu trợ thì đỡ đói...”. Ngôi nhà anh Cao Đình Sức chỉ còn nhô chóp mái. Nghe tiếp gọi, anh và thằng cu lớn ngồi phao bơi ra. Nhận mấy gói mì tôm anh nói với chúng tôi: “Mấy hôm ni hai cha con giữ nhà mà ăn nhịn. Nó còn sức ăn nên kêu đói cũng phải chịu. Dành mấy gói, còn mấy gói tui bơi sang cho nhà anh Đương. Còn đoàn đi cứu trợ chỗ khác kẻo không kịp...”.

Chiều ngày 6-10, Ông Đinh Minh Chất - Chủ tịch UBND huyện Minh Hóa cho biết: "Toàn huyện Minh Hoá đã có trên 3.400 hộ dân bị ngập lũ, huyện đã bị cô lập hoàn toàn với các địa phương khác trong tỉnh do quốc lộ 12A bị gián đoạn tại Hồng Hoá, đường Hồ Chí Minh ngập sâu trên 3m tại thôn Phú Nhiêu, xã Thượng Hoá. Trước tình trạng ngập lụt nặng nề tại xã Tân Hóa, UBND huyện thống nhất dành cho địa phương này lương thực, thực phẩm, nước uống trong điều kiện mà huyện có thể đáp ứng được...”

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm