| Hotline: 0983.970.780

Quảng Bình hối hả phòng chống siêu bão

Thứ Bảy 09/11/2013 , 23:09 (GMT+7)

Trước thiệt hại nặng nề do bão số 10 và 11 gây ra, người dân Quảng Bình đang hối hả phòng chống siêu bão số 14 trong tâm trạng vừa hồi hộp, vừa lo lắng…

Trước thiệt hại nặng nề do bão số 10 và 11 gây ra, người dân Quảng Bình đang hối hả phòng chống siêu bão số 14 trong tâm trạng vừa hồi hộp, vừa lo lắng…


Người dân chằng buộc nhà cửa.

Huyện Lệ Thủy, được xác đinh là địa phương đầu tiên của Quảng Bình đón siêu bão số 14. Hiện chính quyền địa phương đang chỉ đạo người dân chằng néo nhà cửa, chuyển tàu thuyền đến nơi an toàn.

Theo ông Phạm Hữu Thảo - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: “Huyện sẽ thực hiện di dời 975 hộ ở 3 xã biển Ngư Thủy Bắc, Ngư Thủy Trung và Ngư Thủy Nam đến các địa điểm an toàn; đưa các phương tiện đánh bắt gần bờ vào nơi tránh trú, Đối với 882 hộ vùng thường xuyên bị ngập sâu ở các xã vùng giữa và 225 hộ thuộc xã miền núi có nguy cơ bị lũ quét, cũng đã có phương án di dời trong trường hợp khẩn cấp”. Bệnh viện Đa khoa Lệ Thủy và Trung tâm Y tế dự phòng huyện cũng đã chuẩn bị đầy đủ phương tiện, thuốc men để ứng cứu kịp thời; điều động 100% lực lượng công an, quân sự, dân quân tự vệ sẵn sàng cho công tác phòng chống cơn bão số 14…

Tại huyện Quảng Ninh, hiện nay địa phương đang tích cực triển khai các giải di dời 475 hộ ở các xã biển Hải Ninh, xã miền núi Trường Sơn, Trường Xuân và vùng thường xuyên bị ngập lụt đến nơi an toàn.

Ông Nguyễn Viết Ánh - Chủ tịch UBND huyện cho biết: “Chúng tôi bố trí lực lượng công an, quân sự địa phương về trực tiếp tại các vùng xung yếu để chỉ đạo, hỗ trợ và ứng cứu kịp thời. Thực hiện chuẩn bị dự trữ lương thực, thực phẩm, gồm: gạo, mì tôm, nước uống và cấp về các xã trên địa bàn huyện; chỉ đạo các hộ gia đình chằng chéo nhà cửa, kho tàng; phân công người túc trực tại các cơ sở trường học, trạm y tế, cơ quan, đơn vị”.

Chiều 9/11, chúng tôi có mặt tại xã Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch). Chính quyền và người dân ở đây đang trong không khí hết sức khẩn trương cho việc phòng chống bão.

Rút kinh nghiệm trong cơn bão số 10 bị thiệt hại nặng về tài sản với gần 100 tàu đánh cá bị hư hại, trước bão số 14, chính quyền địa phương đã buộc tất cả các tàu thuyền phải neo đậu sâu vào khu vực sông Roòn chứ không được neo ở vị trí gần cửa sông.

370 tàu thuyền đã vào ở vị trí quy định.

Ông Phan Đình Tiến - Bí thư Đảng ủy xã cho biết: “Chúng tôi đã huy động lực lượng để tối nay sơ tán toàn bộ 390 hộ dân với 1.500 nhân khẩu của ba thôn ở gần biển lên chổ cao, an toàn. Trước mắt, ưu tiên di dời đối với người già, em nhỏ, phụ nữ có thai. Đến ngày mai sẽ tiếp tục di dời số dân còn lại”. Hầu hết tất cả nhà cửa của người dân đều được chằng néo, chèn chống cẩn thận. Bà con tập trung lấy cát ở bờ biển cho vào bao tải đưa lên chèn trên mái nhà. Nhiều gia đình còn sử dụng dây thừng chằng qua mái ngói từ trước ra sau, mỗi dây cách nhau chừng mét, sau đó đè bao tải cát lên. Nhiều gia đình có sáng kiến dùng lưới phủ lên toàn bộ mái nhà lợp ngói rồi buộc chặt các đầu nối để hạn chế ngói bị bão làm tốc mái.

Anh Nguyễn Quốc Linh (thôn Liên Trung, xã Cảnh Dương) cùng cậu con trai lớn dùng dây thừng chằng qua mái nhà rồi buộc chặt vào góc cây đã được cắt cưa hết cành ngọn. Néo xong, anh cùng con bắc thang trèo lên mái dùng bao tải cát xếp thành hàng chèn lên mái ngói. Anh cho biết: “Cứ phải có gắng làm hết sức để phòng tránh. Hai bố con làm xong nhà mình rồi tranh thủ đi quanh xóm xem nhà ai làm chưa xong thì giúp sức”.

Đến chiều ngày 9/11, đã có trên 400 phương tiện tàu thuyền đánh bắt thủy hải sản về neo đậu an toàn tại khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão cửa Gianh. Hiện tại, chính quyền địa phương và các lực lượng liên quan đang tiếp tục kêu gọi số tàu thuyền còn lại nhanh chóng trở về nơi tránh trú an toàn. Tuy nhiên, tại đây, một số chủ tàu thuyền đã không tuân thủ theo quy định về cách neo đậu ở khu neo đậu. Kiểm tra thực tế, ông Trần Đình Du- Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh đã chỉ đạo cán bộ điều hành: “Phải động viên các chủ tàu chấp hành đúng với quy định trong khu neo đậu. Trong trường hợp không chấp hành, Sở sẽ yêu càu các lực lượng công an, BĐBP phối hợp thực hiện cưỡng chế. Tuyệt đối trong lúc bão không còn người ở lại trên tàu thuyền”.

Trước tình hình khẩn cấp của báo số 14, ông Nguyễn Hữu Hoài- Chủ tịch UBND tỉnh Quảng bình đã đi kiểm tra một số điểm xung yếu trên địa bàn và yêu cầu: “Các địa phương, đơn vị phải tập trung bố trí lực lượng để hướng dẫn số phương tiện tàu thuyền còn lại về nơi trú ẩn an toàn trước khi bão đến. Riêng đối với những hộ dân sinh sống xung quanh khu vực đê, kè có khả năng bị ảnh hưởng trực tiếp của bão, chính quyền địa phương và các lực lượng liên quan khẩn trương triển khai phương án di dời dân, bảo đảm cho người dân không bị ảnh hưởng của triều cường và lũ quét, tránh và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra”.

Trên các tuyến đường ở TP Đồng Hới, lực lượng công nhân của Trung tâm công viên cây xanh cũng khẩn trươgn cắt cành cây lớn và chằng buộc kỹ những cây mới trồng hai bên các trục đường.


Cho cát vào bao tải.

Vận chuyển bằng sức và mọi phương tiện.


Đưa lên mái nhà.

Dằn lên mái ngói.

Sơ tán tài sản có giá trị.

Neo, buộc tàu thuyền vào nơi an toàn.

Cắt cành và chằng buộc cây xanh.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm