| Hotline: 0983.970.780

Quảng Bình "khóa chân" xe ôm

Thứ Tư 14/07/2010 , 12:24 (GMT+7)

Quy định mới về quản lý việc vận chuyển hành khách, hàng hóa do UBND tỉnh Quảng Bình ban hành khiến giới xe ôm lo lắng...

Những người hành nghề xe ôm ở Quảng Bình lo ngại quy định sẽ trói chân họ

UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành “Quy định về quản lý sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe môtô hai bánh, xe môtô ba bánh và các loại xe tương tự hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa trên địa bàn tỉnh”.

Theo qui định này, phạm vi vận chuyển của xe ôm được hoạt động đến huyện, thành phố liền kề với nơi đăng ký quản lý (nghĩa là không được đi tiếp sang địa phận của huyện, thành phố thứ ba trong tỉnh). Cùng với quy định này, UBND tỉnh cũng trao quyền cho UBND các huyện, TP quy định cụ thể về phạm vi, tuyến đường, thời gian hoạt động, các điểm đỗ xe đón trả khách và hàng hóa.

Anh Võ Văn Dũng chạy xe ôm ở ngã ba chợ Bắc Lý cho hay: “Từ quy định này phân ra cho cấp huyện, thành phố được quyền quy định thời gian hoạt động của xe ôm à? Vậy là không ổn rồi. Chúng tôi hoạt động 24/24 giờ. Có nghĩa là khách hàng có nhu cầu lúc nào thì phục vụ lúc đó; gần sáng, nửa đêm hay chiều tà chi cũng đi hết.  Rứa thì quy định thời gian cho chúng tôi mỗi ngày hoạt động 8 hay 10 tiếng như công chức, còn lại thì khóa xe nằm chơi à? Vậy là không được rồi".

Cũng trong tâm trạng bức xúc như anh Dũng, ông Nguyễn Văn Nghiên, Đội trưởng đội xe ôm ga Đồng Hới, không đồng tình với quy định xe ôm không được chở khách đến huyện, thị thứ 3. Ông Nghiên giãi bày: “Cấm chúng tôi không được đi đến huyện, thị thứ ba là không thực tế. Ví dụ như tôi đón khách ở ga tàu và họ có nhu cầu đi gấp lên huyện Lệ Thủy (khoảng 40 cây số). Tuyến đường này đi qua ba địa phương là TP.  Đồng Hới, huyện Quảng Ninh và trả khách ở huyện Lệ Thủy. Nếu cứ như vậy mà chạy thì tôi đã vi phạm. Nhưng không lẽ chở khách đến huyện Quảng Ninh rồi đuổi khách xuống để họ bắt tiếp xe ôm ở đó đi Lệ Thủy? Ban ngày còn dễ, chứ đón khách đi tàu đêm thì răng, bỏ người ta dọc đường rồi về à?”.

Khi được hỏi, đa số những người hành nghề xe ôm đều cho rằng khoảng cách đi huyện, thị thứ 3 chỉ trong vòng bán kính chưa tới 30 km nên cũng dư sức để chạy và đi đến nơi, về đến chốn an toàn. Nhiều người còn đặt câu hỏi: Vì lẽ gì mà xe ôm không thể đi tiếp đến huyện, thị thứ 3? 

Ông Võ Tiến Lợi, Phó Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải Quảng Bình cho rằng: Qui định chỉ đi đến huyện liền kề là để bảo đảm an toàn giao thông và hạn chế xe đi lại trên QL 1A, vì đi xa đã có xe ôtô, xe buýt. Còn thời gian và tuyến đường hoạt động chỉ là qui định chung với tất cả các loại xe, trong đó chú ý tới loại xe thô sơ. Hiện quy định trên đang được các huyện triển khai thực hiện; trong quá trình thực hiện có điều gì phát sinh, chúng tôi sẽ điều chỉnh lại.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất