| Hotline: 0983.970.780

Quảng Bình: Lũ đã lập đỉnh

Thứ Tư 06/10/2010 , 09:56 (GMT+7)

Rạng sáng 5/10, chúng tôi nhận được nhiều cuộc điện thoại từ người dân vùng lũ tới tấp báo về lũ đã lên ngập sâu. Trong nhà điện mất nên máy di động liên lạc cũng chỉ tính được từng phút.

* 6 người chết, 2 người mất tích.

* Nhiều tuyến đường ngập sâu dưới 3m nước.

* Dân trèo lên nóc nhà kêu cứu 

Rạng sáng 5/10, chúng tôi nhận được nhiều cuộc điện thoại từ người dân vùng lũ tới tấp báo về lũ đã lên ngập sâu. Trong nhà điện mất nên máy di động liên lạc cũng chỉ tính được từng phút vì sắp cạn nguồn...

Xé mưa và vượt qua đoạn đường ngập sâu gần thắt lưng quần ở cửa ngõ TP Đồng Hới, chúng tôi lên vùng Quảng Ninh. Ông Nguyễn Văn Ánh- Chủ tịch UBND huyện chuẩn bị xuống thuyền đi kiểm tra tình hình chống lũ cho chúng tôi hay: “Toàn huyện hiện đã có 15.600 ngôi nhà bị ngập, trong đó có trên 6.500 ngôi nhà ngập sâu trên 1m. Vùng ngập chủ yếu ở các xã như Gia Ninh, Duy Ninh, Hàm Ninh, Tân Ninh, Hiền Ninh...Ngay trong đêm, chúng tôi đã huy dộng lực lượng di dời 340 hộ dân với 757 người và cứu hộ 27 người ở các chòi canh giữ nuôi trồng thủy sản, thủy cầm...”. Cũng trong đêm 5/10, 1 xe ô tô khách đi từ phía Nam ra đã bị chết máy trên QL đoạn qua xã Võ Ninh. Một lát sau, nước đã mấp mé cửa xe, nhận được tin báo, huyện đã cho 2 ca nô cao tốc đưa hết số hành khách đến nơi an toàn.

Đường lên xã Hàm Ninh chỉ còn là một biển nước đục ngầu. Cắt qua con sông Nhật Lệ đang réo chảy, chúng tôi đến trụ sở UBND xã. Dù trụ sở mới được xây dựng trên vùng đất cao nhưng chẳng tránh được lũ. Trong phòng làm việc của ông Hà Xuân Tập- Chủ tịch xã nước ngập đến quá đầu gối. Ông Tập cho hay : “Toàn xã có trên 1.500 ngôi nhà thì bị ngập gần hết, trong đó có gần nửa số nhà ngập sâu từ 1-3m. Dù không thiệt hại về người nhưng tài sản thì thiệt hại quá lớn...”. Con đường trước thôn Hữu Niên (Hàm Ninh) đã trở thành dòng nước chảy xiết.

Chị Hà Thị Túy lội trong nước lũ kê thêm bàn ghế cao hơn bao gạo kể trong hơi thở dốc: “Lũ lên nhanh quá nên không thể làm gì được. Kê bao thóc thì mất cái ti vi. Tủ lạnh hay xe máy cũng ngập hết rồi. Bây giờ chỉ trông có cái chi mà ăn trong mấy ngày lũ thôi...”. Ngôi nhà anh Hoàng Tân Khanh ở giữa thôn được xây mới cao nhất xóm. Lội ào ào trong nhà anh nói như hét: “Thềm nhà tôi xây cao hơn bình thường 1,5m, vậy mà nước vô trong nhà đến hơn nửa mét. Mấy người trong xóm đến trú nhờ cũng phải di dời rồi. Lũ đâu mà khủng khiếp, không kịp bắt heo, bắt gà chi được. Giờ nó trôi đi theo lũ hết rồi...”.

Rời Hàm Ninh, chúng tôi men theo dọc QL 1A để lên vùng Gia Ninh, chỉ thấy nước trắng xóa. Trên đường QL  nước chảy băng xiết qua réo ồ ồ. Cụ Nguyễn Kỷ ngồi trên giường nhìn lũ mà ca cẩm: “Tôi nay 85 tuổi rồi mà chỉ chứng kiến 2 cơn lũ. Đó là cơn lũ năm 1952, nước tràn vô nhà tui đến đầu gối và cơn lũ bây chừ nước cũng vô ngang chừng đó. Mà khổ là lũ lên đúng nửa đêm. Điện mất, tối như bưng biết chi mà dọn với vớt. Trong xóm hầu như cá nuôi ở hồ, lợn gà bị lũ cuốn trôi hết sạch...”.

Huyện Quảng Ninh cũng đã cử lực lượng vũ trang đến các xã Hiền Ninh, Xuân Ninh sơ tán người dân ra khỏi vùng ngập lụt nguy hiểm. Đến chiều, nước từ đầu nguồn hai con sông Long Đại và Kiến Giang vẫn đang đổ về ngày càng lớn làm cho vùng đồng bằng nhỏ hẹp huyện Quảng Ninh ngập lụt nặng. Các biện pháp ứng cứu vẫn đang tiếp tục được triển khai để giảm tốn thất do thiên tai gây ra.

Đại tá Nguyễn Văn Phúc, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết, cho đến 8 giờ ngày 5/10, Bộ đội biên phòng tỉnh đã kêu gọi được 4013 tàu thuyền đánh cá gồm 16.612 ngư dân đang đánh cá ngoài biển vào tới đất liền an toàn. Hiện còn 11 tàu thuyền neo đậu trong bờ nhưng bị nước lũ làm đứt neo cuốn trôi ra biển đang kêu cứu. Tỉnh đã báo cáo và đề nghị tàu Hải quân ở vùng 3 ra giúp Quảng Bình cứu hộ. Toàn tỉnh đã có 6 người chết, 2 người mất tích.
Chiều 5/10, Quốc lộ 12A đến trung tâm thị trấn Quy Đạt (huyện Minh Hóa) bị ngập sâu. Đường Hồ Chí Minh đi xuyên đèo Đá Đẽo bị ách tắc ngay tại thôn Phú Minh, xã Thượng Hóa. Đoạn đường dài hơn mười cây số bị lũ nhấn chìm hơn ba mét. Đoàn công tác của UBND tỉnh Quảng Bình, không thể đến được trung tâm huyện. Được biết, 171 hộ dân ở thôn Phú Minh bị ngập sâu. Nhiều người đã kịp sơ tán lên các nhà ở vùng lèn gần đó nên bảo toản được tính mạng. Bí thư Huyện ủy Minh Hóa, ông Cao Văn Định qua điện thoại cho biết, hơn 3.000 người dân ở xã vùng tâm lũ này đã kịp sơ tán lên tra (còn gọi là gác nhà) trú ẩn. Nhưng nhiều nhà, nước chạm nóc phải kêu cứu. Người dân trong xã đã sử dụng 400 chiếc thuyền độc mộc của dân tự đóng để tự ứng cứu nhau. Đàn gia súc của xã hầu hết bị trôi hoặc thất lạc.

Các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch đã tổ chức di dời được hơn 4.000 hộ dân từ vùng ngập lụt đến vùng cao an toàn. Còn gần 2.000 hộ dân ở vùng ngập sâu đang được các lực lượng xung kích tại chỗ di dời xong trước 21 giờ đêm qua.

 Trước tình hình nguy cấp của Quảng Bình, theo tin từ UBND tỉnh thì Ban chỉ đạo PCLB- TKCN sẽ tăng cường hai máy bay trực thăng giúp Quảng Bình tổ chức phân phát lương thực và nước uống cho vùng lũ...

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm