| Hotline: 0983.970.780

Quảng Điền đẩy mạnh dạy nghề

Thứ Năm 01/03/2012 , 10:14 (GMT+7)

Huyện Quảng Điền (TT- Huế) từ khi được chọn làm huyện điểm để triển khai đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hàng chục làng nghề truyền thống đã được vực dậy...

HTX SXDV mây tre đan Thủy Lập là “cứu cánh” lúc nông nhàn cho bà con xã Quảng Lợi

Huyện Quảng Điền (TT- Huế) từ khi được chọn làm huyện điểm để triển khai đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT), hàng chục làng nghề truyền thống đã vực dậy; không chỉ giải quyết nông nhàn, tăng thêm thu nhập cho nông dân mà sản phẩm làng nghề này đã vươn ra thị trường lớn…

Cứu cánh lúc nông nhàn

Con đường tỉnh lộ qua xã Quảng Lợi dường như nhộn nhịp hẳn lên từ khi HTX SXDV mây tre đan Thủy Lập được thành lập và đi vào hoạt động. Quảng Lợi là địa phương thuần nông, nghề đan mây tre tạo nên các sản phẩm phục vụ sinh hoạt ở thôn Thủy Lập từng nức tiếng một thời, thế nhưng qua thời gian cũng “tắt ngúm” bởi sản phẩm bí đầu ra, tay nghề người dân không được đổi mới, đào tạo bài bản…

Năm 2010, HTX SXDV mây tre đan Thủy Lập được thành lập với nguồn vốn ban đầu chỉ 12 triệu đồng cùng với một số nguồn vốn nhỏ được huy động, vay mượn. Ông Trần Lợi- Chủ nhiệm HTX nhớ lại: “Buổi đầu mình được giao nhiệm vụ quản lý HTX cũng lo lắm. Thứ nhất là tìm đâu ra nguồn vốn và đầu ra cho sản phẩm để ổn định lâu dài. Thứ hai Quảng Lợi vốn là địa phương thuần nông, tay nghề của bà con chưa cao. Tuy nhiên, nhờ sự quan tâm tích cực của cấp trên, chúng tôi đã phối hợp với các trường nghề, các DN nên giờ đã tìm được hướng đi khá ổn định cho HTX của mình”.

Những đơn đặt hàng đầu tiên của các DN ở TP Huế, Quảng Nam, HTX đã nhận gia công, làm các sản phẩm như ghế mây, hàng thủ công mỹ nghệ… Chỉ sau thời gian một năm đầu đi vào hoạt động, vào thời gian cao điểm, HTX đã thu hút được 600 lao động nông nhàn trên địa bàn thôn Thủy Lập và các thôn khác của xã Quảng Lợi, với thu nhập bình quân từ 1,2- 1,5 triệu đồng/lao động.

Ông Lợi cho biết, mặc dù thu nhập chưa cao nhưng đây được xem là khoản thu không nhỏ đối với bà con ở vùng thuần nông như Quảng Lợi. Có thu nhập, tay nghề của bà con qua các lần phối hợp với các trường nghề để dạy cũng được nâng cao.

Chị Nguyễn Thị Lành (40 tuổi, thôn Thủy Lập) phấn khởi: “Trước đây gia đình mình làm mấy sào lúa, cũng thiếu trước hụt sau, đến lúc nông nhàn, cũng chẳng biết làm gì, từ khi HTX đi vào hoạt động, từ tháng 5, tháng 6 dương lịch đến mùa vụ mới, mình luôn có việc làm, HTX không chỉ đã giải quyết được việc nông nhàn cho bà con mà còn tạo ra thu nhập ổn định.”

Bên cạnh phối hợp cùng các trường nghề, trong các lễ hội du lịch lớn của tỉnh TT- Huế như "Sóng nước Tam Giang", Festival Huế… các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đan lát ghế mây tre… của bà con Thủy Lập cũng được mang trưng bày, giới thiệu. Những nỗ lực của HTX cùng với việc đổi mới tay nghề của các xã viên đã góp phần quan trọng đưa sản phẩm của bà con tiếp cận được với thị trường, tìm đầu ra ổn định.

Việc giải quyết nông nhàn cho nông dân là vấn đề khá bức thiết tại tỉnh TT- Huế, các HTX SXDV như Thủy Lập (Quảng Lợi), Bao La (Quảng Phú)…đi vào hoạt động đã tạo một luồng sinh khí mới cho các làng quê, quan trọng hơn cả là vực dậy các làng nghề truyền thống vốn từ lâu đã “tắt ngúm” trong lòng nông thôn của các làng quê xứ Huế.

Rau sạch lãi gấp 7 lần lúa

UBND tỉnh TT- Huế đã chọn huyện Quảng Điền và Trung tâm Dạy nghề huyện Phú Vang làm điểm của tỉnh để dạy nghề cho LĐNT. Mô hình đào tạo nghề gắn với làng nghề truyền thống và vùng chuyên canh đã được triển khai ở xã Quảng Thành (huyện Quảng Điền). Vùng chuyên canh rau sạch Quảng Thành là vựa rau lớn của tỉnh TT- Huế, vốn nức tiếng từ xưa. Nay được đầu tư cơ sở vật chất hướng đến tổ chức SX rau sạch mang thương hiệu rau an toàn Hoá Châu nên càng có điều kiện phát triển.

Tận dụng lợi thế hưởng đặc ân phù sa của dòng sông Bồ, những năm qua Quảng Thành đã mạnh dạn chuyển đổi các loại cây trồng sang trồng rau, đậu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ông Đào Lý- Bí thư Đảng ủy xã cho biết: “Ban đầu, UBND huyện Quảng Điền phối hợp với Sở KH- CN chọn HTX Kim Thành xây dựng mô hình trồng rau sạch trên diện tích 1 ha, với 25 hộ tham gia. Sau hơn 2 năm thực hiện, mô hình trồng rau sạch được nhân rộng lên gần 70 ha với các loại rau như xà lách, cải bẹ, rau mùi, ngò tây, mồng tơi, rau dền.

Bên cạnh đó, Trường Trung cấp nghề TT- Huế phối hợp với UBND và Hội Nông dân xã Quảng Thành tổ chức mở 3 lớp tập huấn trong 3 tháng với 120 học viên tham gia về cách thức tổ chức, trồng rau an toàn. Qua lớp tập huấn, đa số bà con nông dân đã tiếp thu được, từng bước nâng tay nghề của mình, phù hợp với vùng chuyên canh trồng rau sạch của tỉnh.”

Theo Sở LĐ-TB&XH TT- Huế, mỗi năm nguồn lao động trẻ ở tỉnh này được bổ sung từ 5.000- 7.000 người, chủ yếu tập trung ở nông thôn, chỉ có 13% lao động qua đào tạo nghề. Việc đào tạo nghề cho LĐNT ở TT- Huế gắn với vùng chuyên canh và làng nghề truyền thống không chỉ tạo nguồn thu nhập mà còn vực dậy các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh.

Ông Nguyễn Đình Toàn, một hộ trồng rau sạch ở làng Thành Trung (xã Quảng Thành) cho biết: “Mô hình trồng rau ở đây được thuận lợi là đất đai phì nhiều, tươi xốp, nguồn nước dồi dào rất thuận lợi cho mô hình trồng rau sạch, hiệu quả kinh tế khá cao, bình quân mỗi ha cho thu nhập trên 120 triệu đồng/năm. Từ việc bà con trồng rau theo phương pháp truyền thống, manh mún, nay chuyển sang mô hình chuyên canh rau sạch, đã mang lại thu nhập khá”.

Hiện tại, rau Quảng Thành đã có mặt ở hầu hết các chợ, siêu thị trong và ngoài tỉnh. Nhờ thế, bình quân mỗi ha rau sạch người dân thu nhập từ 120- 130 triệu đồng/năm; cá biệt có hộ thu từ 180- 220 triệu đồng/ha/năm, trồng rau lãi gấp 5- 7 lần trồng lúa.

Ông Nguyễn Đình Định- Chủ DN rau an toàn Hóa Châu phấn khởi: “Rau Quảng Thành tuy nổi tiếng từ xưa nhưng bà con canh tác manh mún, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu gia đình. Từ khi qua lớp đào tạo nghề, chọn vùng chuyên canh rau sạch, rau an toàn Hóa Châu đã có mặt các siêu thị, chợ lớn nhỏ trong ngoài tỉnh. Từ khâu giải quyết đầu ra ổn định, rau an toàn Hóa Châu đã từng bước khẳng định được thương hiệu cuả mình”.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm