| Hotline: 0983.970.780

Quảng Nam: Hai Cty khai thác vàng nợ hơn 352 tỷ đồng thuế

Thứ Hai 26/01/2015 , 06:25 (GMT+7)

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Phước Thanh khẳng định, địa phương sẽ có giải pháp kiên quyết để xử lý số thuế hơn 352 tỷ đồng mà 2 Cty vàng Bồng Miêu và Phước Sơn đang nợ./ Khai thác vàng, được ít mất nhiều

"Nếu doanh nghiệp khai thác vàng không trả nợ thuế, tỉnh sẽ kiến nghị Chính phủ thu hồi giấy phép", là khẳng định của ông Lê Phước Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam tại buổi làm việc với Cty TNHH Khai thác vàng Bồng Miêu và Cty TNHH Vàng Phước Sơn, cùng thuộc Tập đoàn Besra. Buổi làm việc diễn ra vào cuối tuần qua, tại UBND tỉnh Quảng Nam.

Theo Cục Thuế tỉnh Quảng Nam, Cty Bồng Miêu và Cty Phước Sơn còn nợ thuế hơn 352 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Cty Bồng Miêu nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) hơn 3,1 tỷ đồng, nợ 126 khách hàng trong và ngoài nước 63 tỷ đồng. Cty Phước Sơn nợ BHXH hơn 4 tỷ đồng, nợ 144 khách hàng khoảng 158 tỷ đồng và vay Ngân hàng TMCP Việt Á Chi nhánh Hội An hơn 4,8 triệu USD, nợ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Chi nhánh Đà Nẵng hơn 1,7 triệu USD.

Theo ông Lương Đình Đường, Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Quảng Nam, sau khi hoạt động lại trong tháng 10 và 11/2014 (trước đó Cục Thuế Quảng Nam tiến hành cưỡng chế, phong tỏa tài khoản ngân hàng và vô hiệu hóa hóa đơn), Cty Bồng Miêu đã khai thác và bán ra thị trường hơn 14,74 kg vàng, hơn 7,89 kg bạc, thu về 120 tỷ đồng.

Trong đó, nghĩa vụ thuế phát sinh là 992 triệu đồng, Cty đã nộp đúng hạn 886 triệu đồng. Hiện Cty Bồng Miêu đủ điều kiện thực hiện nghĩa vụ thuế. Tuy nhiên, Cty sử dụng số tiền này để trả nợ cho Cty mẹ ở nước ngoài nên không có tiền trả nợ thuế trong nước.

Đại diện Viện Kiểm sát yêu cầu cơ quan Công an tỉnh Quảng Nam điều tra làm rõ hành vi lừa đảo của Cty Phước Sơn khi thế chấp một tài sản để vay 2 nơi. Còn Công an kinh tế Quảng Nam nhận định, có dấu hiệu hành vi trốn thuế, vận chuyển vàng giữa 2 Cty để hưởng chênh lệch về thuế giữa 2 mỏ vàng.

Cụ thể, ngày 9/10/2013, Công an tỉnh Quảng Nam kiểm tra ô tô vận chuyển than hoạt tính ngậm vàng từ Bồng Miêu về Phước Sơn. Cơ quan điều tra đã lấy mẫu than hoạt tính ngậm vàng để giám định và kết quả là hầu như không có vàng.

Theo khai báo, đây là chuyến thứ 22 từ mỏ Bồng Miêu chuyển về Phước Sơn để gia công tách vàng từ than hoạt tính. Báo cáo của Bồng Miêu và bảng phân tích hàm lượng vàng 22 chuyến có tổng cộng 80,141 kg vàng.

Tuy nhiên, theo hồ sơ vận chuyển từ Phước Sơn về trụ sở Tập đoàn Besra Việt Nam ở TP Đà Nẵng, 22 chuyến này có tổng lượng vàng được chuyển lên đến 125,341 kg. Vấn đề đặt ra là 1 xe kiểm tra được cơ quan điều tra giám định thì hầu như không có vàng. Trong khi 22 chuyến chuyển về Bồng Miêu là 80 kg vàng, giao nhận tại Đà Nẵng lại là 125 kg vàng.

“Chúng tôi nghi có dấu hiệu trốn thuế bởi ở Bồng Miêu, thuế GTGT chỉ 3% nhưng Phước Sơn là 12%. Ngoài ra, ở Bồng Miêu thuế thu nhập doanh nghiệp 25%, Phước Sơn lên đến 40%. Cơ quan điều tra đã yêu cầu cung cấp toàn bộ chứng từ, tài liệu chứng minh việc tiêu thụ 125 kg vàng nhưng công ty vẫn chưa thực hiện”, đại diện Công an tỉnh Quảng Nam cho biết.

Tại buổi làm việc, đại diện Tập đoàn Besra khẳng định họ không trốn thuế, không lừa đảo. Tập đoàn này cũng nêu ra những lý do dẫn đến khó khăn, nợ thuế và đề nghị được tạo điều kiện hoạt động trở lại. Theo vị đại diện này, nếu giá vàng cao như trước đây thì Besra có thể trả số nợ trên trong 1 năm, như hiện nay thì sẽ trả nợ trong 4 năm.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Phước Thanh khẳng định, địa phương sẽ có giải pháp kiên quyết để xử lý số thuế hơn 352 tỷ đồng mà 2 Cty vàng Bồng Miêu và Phước Sơn đang nợ. Nếu không đáp ứng được yêu cầu đề ra, bước tiếp theo, tỉnh sẽ tiến hành kê biên, tịch thu tài sản và cuối cùng là tước giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật.

“Hiện cơ quan chức năng Quảng Nam vẫn đang tiến hành cưỡng chế thuế với hình thức phong tỏa tài khoản ngân hàng và vô hiệu hóa hóa đơn đối với 2 Cty này. Còn những kiến nghị của Besra, tỉnh không có quyền quyết định. Do đó, UBND tỉnh Quảng Nam sẽ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét”, ông Thanh nói.

Xem thêm
Sản phẩm từ mật hoa dừa xuất khẩu chính ngạch sang thị trường thứ 5

Các sản phẩm từ mật hoa dừa do Công ty Sokfarm chế biến đã xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Mỹ và mới đây là Australia.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm