| Hotline: 0983.970.780

Quảng Nam là tâm bão

Thứ Tư 18/09/2013 , 22:58 (GMT+7)

Theo dự báo, rạng sáng 19/9 cơn bão số 8 sẽ đổ bộ vào đất liền và Quảng Nam là vùng tâm bão. Ngay trong ngày 18/9, người dân ở các địa phương đã chuẩn bị mọi công tác đối phó, nhiều vùng xung yếu người dân đã được di tản...

Theo dự báo, rạng sáng 19/9 cơn bão số 8 sẽ đổ bộ vào đất liền và Quảng Nam là vùng tâm bão. Ngay trong ngày 18/9, người dân ở các địa phương đã chuẩn bị mọi công tác đối phó, nhiều vùng xung yếu người dân đã được di tản...

Đưa dân đến nơi an toàn

Được xem là vùng trọng điểm về lũ lụt tỉnh Quảng Nam, chiều 18/9, PV NNVN về “nằm vùng” tại đây ghi nhận tình hình phòng chống bão lũ. Theo người dân huyện Đại Lộc, trong 2 ngày qua trời mưa liên tiếp, khi nghe được thông tin cơn bão số 8 sắp đổ bộ, người dân nhanh chóng di tản và đưa vật dụng gia đình lên cao tránh lũ.

Trên sông Thu Bồn, trong sáng ngày 18/9, mực nước ở mức báo động 1 nhưng đến cuối chiều đã lên báo động 2. Còn trên sông Vu Gia cũng lên báo động 2. Nguyên nhân là do nước thượng đổ về mạnh. Dự báo trong đêm nước lũ tấn công vào làng mạc.


Ông Lê Văn Hùng, ở khu 1, thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc đưa lúa lên cao

Ông Lê Văn Hùng, ở khu 1, thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc cùng đứa con trai đang loay hoay đưa lúa lên gác cất, ông Hùng nói: Cứ tình hình này chắc chắn lũ sẽ về trong đêm, do đó mình phải tranh thủ lúc nước chưa về dọn dẹp đồ đạc. “Trước đây chưa có thủy điện thì nước lũ lên chậm nên bà con có thời gian xoay xở nhưng nay khi mà thủy điện xả lũ thì nước lên nhanh lắm. Chỉ trong 1 tiếng đồng hồ lên vài chục cm, do đó, phải dọn dẹp từ bây giờ”.

Ông Phan Đức Tính, Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc cho biết, trước tình hình mưa lũ nghiêm trọng, huyện Đại Lộc đã khẩn trương di tản một số vùng dân cư xung yếu. Hiện, huyện đã sơ tán 30 hộ dân tại thôn Mỹ Hòa, xã Đại Phong; 76 hộ thôn Thành Đại và Đại Mỹ, xã Đại Hưng; 150 hộ thôn Ngọc Thạch, Hòa Hữu Đông, Hòa Hữu Tây, xã Đại Hồng; 40 hộ thôn Quảng Đại, xã Đại Cường. Và 250 hộ ở khu vực sạt lở bờ sông Quảng Quế, xã Đại An.

Ngoài ra các xã vùng thấp trũng đã cho sơ tán người dân, gia súc với phương châm tại chỗ từ nơi ở thấp đến nơi ở cao. “Trong ngày hôm nay nước lũ đổ về rất nhanh, chỉ trong một buổi mà mực nước các sông đã lên báo động 2”, ông Tính nói.


Người dân giằng chống nhà cửa

Đến 18h chiều 18/9, tại khu vực thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, hàng chục nhà dân đã bị nước lũ tràn vào. Người dân phải dùng thuyền để đi lại vì nước lũ tràn lên mặt đường hơn 1m. Nhiều hộ dân phải di chuyển, đưa đồ đạc, vật dụng đến nơi cao ráo.

Ông Trần Văn Trường, khu 3, thị trấn Ái Nghĩa kể: “Lúc sáng thì không có thấy nước lũ, đến khoảng 2h30 chiều nay không biết nước ở mô mà về nhanh như rứa, tràn vào làng rồi dâng vào vào nhà dân. Chúng tôi phải đưa trâu bò, xe máy đến những nơi cao hơn để gửi”.

Còn tại huyện Điện Bàn, người dân tiên đoán lũ sẽ về nên trong chiều ngày 18/9 người dân tranh thủ mua sắm thức ăn, dầu thắp. Như ở cây xăng xã Điện Thọ, có hàng trăm người dân đang chen lấn để có được vài lít dầu. “Lũ về sẽ mất điện trong thời gian dài, do đó phải mua ít dầu để thắp. Mưa như ri, chắc đêm nay nước sẽ vào nhà hết”, bà Nguyễn Thị Minh nói.

 2.274 ha lúa hè thu chưa thu hoạch

Ngày 18/9, UBND tỉnh Quảng Nam đã tiến hành cuộc họp khẩn cấp để đối phó với cơn bão số 8 đổ bộ vào Quảng Nam rạng sáng ngày 19/9 và kèm theo mưa to. Vì thế trên các sông sẽ có lũ từ báo động 1-2. Theo đó, các công tác kêu gọi, thông báo cho các tàu thuyền trú bão, vận hành hồ chứa thủy lợi, thủy điện, di tản những vùng dân cư ra khỏi vùng xung yếu…là rất quan trọng.

Đặc biệt, tính đến cuối ngày 18/9, trên địa bàn toàn tỉnh diện tích lúa hè thu chưa thu hoạch là 2.274 ha, chủ yếu tập trung tại các huyện miền núi. Lượng mưa phổ biến từ 50 - 100mm. Đặc biệt có một số địa phương có lượng mưa lớn như huyện Đông Giang 285mm, Thanh Mỹ (huyện Nam Giang) 234mm, Phước Sơn 193mm; Trà My 179mm.


Người dân gặt lúa trong mưa

Quảng Nam đã kêu gọi và thông báo hầu hết cho các tàu thuyền đang hoạt động trên biển vào nơi trú tránh. Tuy nhiên còn có 15 tàu cá đang trên đường vào bờ, trong đó có 12 chiếc với 159 lao động chưa liên lạc được. BĐBP đang cố gắng để tiếp cận thông tin với các tàu trên.

Trên địa bàn Quảng Nam có 73 hồ chứa thủy lợi, trong đó 13 hồ chứa do Cty thủy lợi quản lý và còn 54 hồ chứa của địa phương bảo quản, tất cả đều đảm bảo. Bởi vừa kết thúc vụ hè thu mực nước rất thấp.

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Minh Khả, Phó Chủ tịch huyện Núi Thành cho biết, huyện lo nhất là dân không vào âu thuyền ở An Hòa tránh bão, vì ở đây không có đê chắn sóng, sợ gió sẽ làm các thuyền va đập gây thiệt hại.


Nước thượng nguồn đổ về, sông Thu Bồn ở mức báo động 2

Còn ông Phan Đức Tính, Phó Chủ tịch huyện Đại Lộc cho hay, hiện ở huyện đang nổi lên vấn đề thủy điện xả nước. Trong ngày hôm nay nước trên sông Thu Bồn mới báo động 1 nên Nhà máy thủy điện Đắk Mi 4 nên xả nước ngay từ bây giờ, còn đến lúc nước lên báo động 2 mà xả với lưu lượng 3.000 - 4.000 m3/s, chắc chắn cả huyện Đại Lộc ngập chìm trong nước lũ.

Ông Lê Phước Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nói: “Mới vào mùa mưa mà tích nước làm gì. Không xả nước cũng phải xả, vì đây là tình huống bất ngờ, nếu không sẽ rất nguy hiểm. Chiều 18/9, UBND tỉnh sẽ có công văn đề nghị chủ đầu tư thực hiện yêu cầu này. Ngoài ra, nếu xảy các vùng bị cô lập nhất quyết không để dân đói”.

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 8, ngành giáo dục tỉnh Quảng nam cho các em học sinh nghỉ học từ chiều ngày 18/9.

Ông Lê Muộn, PGĐ Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam: “Nếu bão số 8 trực tiếp đổ bộ vào tỉnh Quảng Nam chắc chắn sẽ xuất hiện lũ lớn trên diện rộng, khả năng số diện tích lúa hè thu bị ngã đổ, ngập úng, hư hỏng mọc mộng, mất trắng. Trước tình hình trên, ngành nông nghiệp tỉnh và chính quyền các địa phương đang tích cực vận động nông dân khẩn trương thu hoạch các ruộng lúa đã chín từ 80% trở lên”.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm