| Hotline: 0983.970.780

Quảng Nam, Phú Yên: Nơm nớp canh chuột

Thứ Tư 24/02/2010 , 10:17 (GMT+7)

Nhiều cánh đồng lúa ở các tỉnh này đã bị chuột cắn nát khiến địa phương và nông dân phập phồng nỗi lo mất mùa...

Nhiều cánh đồng lúa ở các tỉnh này đã bị chuột cắn nát khiến địa phương và nông dân phập phồng nỗi lo mất mùa...

Dẫn tôi lội trên đám lúa bị chuột cắn tả tơi của mình, lão nông Nguyễn Thịnh (thôn 3, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) lắc đầu ngao ngán: “Cận Tết Canh Dần đến nay, ngày nào vợ chồng cũng tranh thủ vác cuốc ra ruộng đào hang bắt chuột nhưng đâu có xuể, chúng xuất hiện mỗi lúc một nhiều, cắn trụi gốc lúa rồi dẫm đạp lên xơ xác. Đâu phải một diện tích nhỏ, cả 4 sào lúa nằm sát khu vực gò đồi này đều chung số phận. Kiểu ni năng suất giảm mạnh là điều không tránh khỏi”. Đông xuân năm ngoái, chuột không gây hại, các loại sâu bệnh nguy hiểm không hoành hành, ông Thịnh thu về hơn 12 tạ lúa khô, còn vụ này, theo ông sẽ mất ít nhất 30% con số vừa nêu. 

Sáng mùng 4 tết Canh Dần, nông dân Tuy An ra đồng diệt chuột

Không riêng gì ông Thịnh, hàng trăm hộ dân khác ở Duy Xuyên cũng đang lao đao vì...chuột. Bà Nguyễn Thị Dụy – Trưởng trạm BVTV huyện thông tin, tính đến chiều hôm qua (23/2) trên địa bàn Duy Xuyên đã có gần 100 ha lúa ĐX chính vụ và lúa nước trời bị chuột gây hại với tỷ lệ bình quân khoảng 20-30% tập trung chủ yếu tại xã Duy Hoà, Duy Phú, Duy Phước, Duy Trung, Duy Tân, Duy Sơn...Ông Văn Bá Năm, Trưởng phòng NN- PTNT Duy Xuyên cho biết, trước tình trạng trên, UBND huyện Duy Xuyên vừa quyết định chi hơn 10 triệu đồng để ngành nông nghiệp mua 1.500 điếu thuốc xì gà (loại SG03) và 70 kg Zinphốt về hỗ trợ khẩn cấp cho nông dân xông hang, tiêu diệt chuột...

Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ nhiệm HTXNN Hòa Hội cho biết, khó khăn nhất trong việc diệt chuột là vùng gần bờ giậu cao, bờ mương chuột đào hang ẩn nấp, dùng thuốc nhử chuột không ăn. Theo khuyến cáo của Phòng Kinh tế TP Tuy Hòa, diệt chuột phải diệt xuyên suốt vụ và bằng nhiều biện pháp…

Trao đổi với NNVN vào chiều qua ông Nguyễn Định – Phó Chi cục trưởng BVTV Quảng Nam cho biết, tính đến thời điểm này toàn tỉnh đã có hơn 500 ha lúa ĐX bị chuột cắn phá, tỷ lệ hại bình quân khoảng 10-15%, nhiều nơi 25-35% (như Phú Ninh, Điện Bàn, Hiệp Đức). Ông Định khuyến cáo, nếu các địa phương và nông dân không nhanh chân ra quân tiêu diệt chuột, mức độ thiệt hại sẽ hết sức khôn lường...

Còn tại Phú Yên chuột cũng hoành hành không kém. Bà Đoàn Thị Lành, một nông dân ở khu phố Long Bình (thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An) cho hay, lúa ĐX năm nay chuột tấn công dữ dội từ khi cây lúa vừa ra lá non: “Không hiểu sao, lũ lớn vậy mà vẫn còn chuột cắn phá lúa”. Tương tự các thửa ruộng xã An Cư (Tuy An) không có đám ruộng nào chuột bỏ sót, có đám chuột cắn lúa trong ruộng thưa hẳn chỉ còn đất trống to bằng cái sàng, cái nong. Giải pháp cứu lúa khỏi bị chuột cắn ngoài dùng thuốc là bà con nông dân lấy nước vào ruộng ngăn chuột từ bờ bò vào.

Ông Nguyễn Văn Thành ở thôn Phú Sơn, xã An Ninh Đông (Tuy An) than thở: “Ba ngày Tết bận rộn cúng kiến ông bà, chúc Tết người thân, đến khi ra thăm đồng thấy nóng mặt chuột cắn phá lúa trên diện rộng, tôi mới bắt cua đập dập trộn thuốc bỏ bờ nhử chuột”. Tại xã Hòa Hội (huyện Phú Hòa) nông dân ngăn chặn chuột bằng cách lập hàng rào dùng nilon bao quanh bốn phía.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Quy hoạch vùng trồng hoa hồng lớn nhất tỉnh Kon Tum

Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) được quy hoạch xây dựng thành vùng trồng hoa hồng Bulgaria lớn nhất Kon Tum.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm