| Hotline: 0983.970.780

Quảng Ngãi: Dân hiến đất, mở đường

Thứ Tư 08/09/2010 , 16:32 (GMT+7)

Về lại Bình Minh mới thấy sự thật “xã Bình Minh có hàng trăm hộ gia đình tự nguyện hiến đất và đóng góp công để mở rộng đường”...

Tuyến đường từ ngã 3 Trà Giang đi xóm Đồng thuộc thôn Lộc Thanh dài 1,5 km, được người dân hiến đất mở rộng từ 4 mét lên 6 mét

Trong buổi làm việc mới đây với các Bộ ngành, địa phương về chương trình xây dựng nông thôn mới, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đề nghị các địa phương vận động nhân dân đóng góp ngày công, hiến đất làm đường...để cùng Nhà nước thực hiện thắng lợi chương trình này. Mong muốn của Thủ tướng Chính phủ cũng là mong ước của người dân xã Bình Minh, huyện Bình Sơn - Quảng Ngãi.

Về lại Bình Minh mới thấy sự thật “xã Bình Minh có hàng trăm hộ gia đình tự nguyện hiến đất và đóng góp công để mở rộng đường giao thông” như lời của một cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bình Sơn. Nhiều con đường ổ gà, ổ voi ngày trước đã được thay bằng đường bê tông phẳng lì. Những tuyến đường xóm, thôn nhỏ hẹp nay đã được nâng cấp mở rộng rất thuận tiện cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa.

Ông Võ Đức Diên - Phó Chủ tịch UBND xã Bình Minh cho biết: Trong chiến tranh, người dân địa phương sẵn sàng đóng góp sức người, sức của cho tiền tuyến, góp phần giải phóng quê hương, đất nước. Trong thời bình họ lại tự nguyện hiến đất, công sức tiền của để mở rộng những tuyến đường góp phần xây dựng quê hương. Từ đầu năm đến nay, xã có 130 hộ gia đình ở các thôn Tân Phước, Mỹ Long và Lộc Thanh hiến đất, đóng góp hàng trăm ngày công và hàng chục triệu đồng để mở rộng 4 tuyến đường dài gần 2,5 km.

Riêng ở xóm Nhất Đông, thôn Tân Phước đã huy động 30 hộ gia đình đóng góp 60 triệu đồng thuê xe cơ giới mở rộng, nâng cấp 2 tuyến đường trong xóm dài gần 750 mét. Các tuyến đường này trước đây chỉ rộng 2-2,5 mét, nay mở rộng ra 5-6 mét. Phần mở rộng trúng phần đất của hộ gia đình nào thì hộ đó tự nguyện hiến đất. Ông Nguyễn Ngân (xóm trưởng) và ông Đặng Ngọc Hà (xóm phó) là những người khởi xướng phong trào này đầu tiên.

Ông Ngân cho biết: “Trước đây con đường chật hẹp, đi lại khó lắm nên bà con vận động làm đường. Xóm cùng với các Hội đoàn thể huy động bà con đóng góp tiền, công để mở rộng con đường đi lại cho thuận tiện trong mùa mưa bão, lụt lội”. Ông Trịnh Lộ (xóm Nhất Đông) dù đã bước sang tuổi 72 nhưng khi nghe vận động làm đường đã tự nguyện hiến 165 m2 đất ruộng canh tác lúa và tham gia 2 ngày công. Mặc dù mất một phần đất không nhỏ song đổi lại bà con trong xóm có đường rộng rãi để đi, vận chuyển nông sản dễ dàng, nhất là vào mùa mưa bão không còn bị té ngã xuống ruộng mương - ông Lộ vui mừng nói.

Để kịp thời khen thưởng các tập thể, cá nhân của xã Bình Minh tự nguyện hiến đất, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa chỉ đạo UBND huyện Bình Sơn phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh xem xét, khen thưởng cho các tập thể, cá nhân nói trên.

Chủ tịch cũng yêu cầu các cơ quan thông tin truyền thông phải tuyên truyền rộng rãi gương các hộ dân và các địa phương trong tỉnh tự nguyện hiến đất để xây dựng các công trình phục vụ cộng đồng.

Còn ở đội 12, thôn Mỹ Long, từ tháng 2/2010 đến nay đã có 25 hộ gia đình đóng góp mỗi hộ từ 500 đến 600 ngàn đồng và 3 ngày công để đốn chặt cây cối mở rộng tuyến đường từ 2 mét lên 5,5 mét, dài 250 mét, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi lại sinh hoạt và sản xuất. Tiếp đến, trong tháng 6/2010, xã Bình Minh được huyện hỗ trợ 500 triệu đồng từ nguồn kinh phí sự nghiệp giao thông để thực hiện cấp phối tuyến đường ngã 3 Trà Giang đi xóm Đồng thuộc thôn Lộc Thanh, dài 1,5 km.

Ông Nguyễn Tấn Phụng, Trưởng thôn Lộc Thanh cho biết, khi giải phóng mặt bằng, 75 hộ của đội 2 ở dọc hai bên đường đã tự hiến đất vườn để mở rộng tuyến đường từ 4 mét lên 6 mét; đồng thời còn đóng góp hàng trăm ngày công tham gia giải tỏa, đốn chặt cây cối, dời dây điện để tạo thông thoáng mở mặt bằng của tuyến đường. Các hộ Trần Văn Giàu, Phan Thị Vịnh là những hộ đi đầu trong việc hưởng ứng vận động của thôn, xóm và đã tự nguyện hiến đất để mở rộng đường. Ông Giàu khi nghe chủ trương làm đường và được chính quyền vận động, đã bàn bạc với gia đình quyết định chặt hết cây cối, đập phá, di dời trụ ngõ vào sâu 2 mét để giao đất cho thôn với diện tích trên 200m2  đất vườn.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm