| Hotline: 0983.970.780

Quảng Ninh phát triển cây dược liệu

Thứ Năm 27/11/2014 , 09:18 (GMT+7)

Quảng Ninh là tỉnh hội tụ đầy đủ các yếu tố tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển cây dược liệu.

Theo thống kê, trên toàn tỉnh có trên 600 loài dược liệu, trong đó nhiều loài quý, có giá trị kinh tế cao như ba kích, hồi, trẩu, quế, bình vôi, hoàng đằng, đẳng sâm, thổ phục linh...

Trước thực trạng dược liệu thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, trong khi nhu cầu sử dụng dược liệu trong nước và thế giới ngày càng lớn, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện một số DN đầu tư trồng dược liệu, gồm Cty CP Đông Sơn (làm 85 ha ở huyện Hoành Bồ), Cty Secoin Quảng Ninh (làm 70 ha tại Đông Triều), Cty TNHH Dược liệu Đông Bắc (có 30 ha tại Cẩm Phả)...

Nhiều HTX cũng tham gia SX cây dược liệu như HTX Toàn Dân (Ba Chẽ) trồng hơn 100 ha, HTX Nông trang Quảng La (Hoành Bồ) phát triển nấm linh chi... Từ các mô hình trồng, chế biến dược liệu, đến nay các đơn vị đã đưa ra thị trường 28 sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng như hoạt huyết dưỡng lão; hoàn long não hạt sen; mẫu sinh đường; bổ phế thủy; phong thấp thủy...

Chương trình OCOP (mỗi xã, phường một sản phẩm) ở Quảng Ninh cũng tạo ra một số thuốc được chế biến từ dược thảo thiên nhiên như trà giảo cổ lam, trà diệp hạ châu, dầu xoa bóp...

Để phát triển có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về nguồn dược liệu trên địa bàn tỉnh, tỉnh Quảng Ninh kết triển khai chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực phát triển dược liệu như hỗ trợ giải phóng mặt bằng, thuê đất; hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng; hỗ trợ nguồn nhân lực (thuê chuyên gia); xây dựng thương hiệu, chuyển giao công nghệ...

Ngày 9/11 vừa qua, UBND tỉnh Quảng Ninh phối hợp với các Bộ Y tế, KH-CN,  NN-PTNT tổ chức hội thảo KH-CN phát triển dược liệu trên địa bàn tỉnh. Tại hội thảo, Bộ Y tế công bố QĐ thành lập Ban chỉ đạo xây dựng và Ban Soạn thảo Đề án xây dựng "Vườn bảo tồn & phát triển cây thuốc quốc gia Yên Tử".

UBND Quảng Ninh đã trao giấy chứng nhận cho Trung tâm Bảo tồn, phát triển sinh vật cảnh & làm vườn của tỉnh. Theo đó, trung tâm sẽ triển khai đầu tư dự án trồng rừng, bảo tồn, phát triển cây cổ thụ, cây quý hiếm, cây cảnh quan đô thị, cây dược liệu và cây xanh xuất khẩu tại huyện Hoành Bồ, với tổng số vốn đầu tư 25,5 tỷ đồng.

Đồng thời UBND tỉnh đã ký kết 13 biên bản ghi nhớ về hợp tác trồng, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và đầu tư phát triển vùng trồng dược liệu giữa các Cty Dược ở Trung ương, địa phương với UBND các huyện, HTX trên địa bàn tỉnh...

Tại hội thảo, ông Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kêu gọi mọi tổ chức, mọi địa phương và mọi người dân tham gia bảo tồn, phát triển nguồn dược liệu quý hiếm của địa phương, góp phần năng cao sức khỏe cho cộng đồng, giảm chi phí nhập ngoại tân dược. Tạo việc làm có thu nhập cho cá nhân, DN, HTX và các địa phương.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hồi sinh giống lúa đặc sản nếp cái hoa vàng Kinh Môn

Hải Dương Giống lúa nếp cái hoa vàng Kinh Môn sau phục tráng cho năng suất và giá trị kinh tế cao hơn so với nếp cái hoa vàng thông thường.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất