| Hotline: 0983.970.780

Quảng Trạch nỗ lực xây dựng NTM

Thứ Hai 02/09/2013 , 15:30 (GMT+7)

Sau gần 2 năm triển khai xây dựng NTM, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) đã đạt được những kết quả tương đối khả quan.

Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp và tinh thần hưởng ứng của người dân trong toàn huyện, sau gần 2 năm triển khai xây dựng NTM, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) đã đạt được những kết quả tương đối khả quan.  

Những kết quả bước đầu

Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, huyện Quảng Trạch đã đạt được nhiều kết quả khả quan trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM. Tính đến nay, đã có 33 xã trên địa bàn huyện Quảng Trạch được phê duyệt đồ án quy hoạch tổng thể, đạt 100%; có 16 xã đã được phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết, đạt 48,5%. Các đồ án đã dựa trên các thực trạng hiện có, tiềm năng lợi thế, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, nhu cầu của người dân để làm căn cứ quy hoạch.

Đối với đề án xây dựng NTM, đến nay đã có 33/33 xã lập xong, trong đó có 28 xã đã được UBND huyện phê duyệt. Các đề án cơ bản có chất lượng, thể hiện rõ được các mục tiêu, nội dung, các nguồn lực và giải pháp cơ bản để phấn đấu đạt được 19 tiêu chí xây dựng NTM của địa phương.

Sau 2 năm triển khai xây dựng NTM, qua rà soát đánh giá các tiêu chí, trên địa bàn huyện đã có 3 xã đạt từ 10-12 tiêu chí, tăng 3 xã so với trước khi  triển khai; 22 xã đạt từ 5-9 tiêu chí, tăng 21 xã; 8 xã đạt dưới 5 tiêu chí, giảm 19 xã so với trước khi triển khai.

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn sau 2 năm triển khai chương trình là 201 tiêu chí, tăng thêm 130 tiêu chí so với tổng số tiêu chí ban đầu năm 2010. Ở 8 xã điểm, số tiêu chí phấn đấu đạt được từ 7-11 tiêu chí, tính đến hết năm 2012, trong đó cao nhất là xã Quảng Hòa đạt 11 tiêu chí, thấp nhất là Quảng Tùng với 7 tiêu chí.

Đáng ghi nhận, trong trong quá trình triển khai xây dựng NTM ở Quảng Trạch, phong trào hiến đất, hiến tài sản giải phóng mặt bằng của nhân dân đã thu được kết quả tốt. Đến nay, đã có 22 xã thực hiện công tác giải phóng mặt bằng mở rộng đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng phục vụ cho xây dựng NTM.

Theo báo cáo của các xã, đã có 5.072 số hộ tham gia hiến đất và hiến tài sản với tổng số diện tích đất hiến là 316.619 m2 (gồm đất ở 64.938 m2; đất ruộng 197.660 m2; đất vườn 44.625 m2; đất khác 9.396 m2), 29 cổng nhà, 1.976 m tường rào, 23 công trình phụ và hàng ngàn cây cối, tài sản khác. Việc làm này của người dân đã tiếp thêm nguồn lực rất quan trọng để xây dựng NTM.


Nông thôn đổi mới trên vùng đất Quảng Trạch

Đóng vai trò là khâu đột phá trong xây dựng NTM, hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn cũng đã được tập trung xây dựng bằng nhiều nguồn vốn lồng ghép. Cụ thể, về giao thông, huyện đã xây mới và nâng cấp cải tạo 158 công trình, 313 tuyến đường các loại với tổng chiều dài 113,21 km; thủy lợi đã kiên cố 24,48 m kênh mương cấp II, III, nâng cấp, sửa chữa, xây mới 4 trạm bơm, 10 cống chiều dài 210 m; trường học được nâng cấp, xây mới 43 trường.

 Ngoài ra, còn có 10 trụ sở UBND xã, 38 nhà văn hóa thôn, xã, 9 chợ nông thôn, 6 điểm internet được nâng cấp, sửa chữa, xây mới. Các lĩnh vực như phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, văn hóa- xã hội, môi trường, xây dựng hệ thống chính trị cũng được huyện và các xã quan tâm đúng mức. Nhìn chung, hệ thống chính trị ổn định và vững mạnh, trật tự an toàn xã hội cơ bản bảo đảm.

Những khó khăn cần vượt qua

Bên cạnh những kết quả trên, theo đánh giá của Ban chỉ đạo xây dựng NTM huyện, công tác triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn Quảng Trạch vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, khó khăn.

Đó là công tác tuyên truyền vận động chưa được triển khai sâu rộng, phương pháp tuyên truyền chậm được đổi mới nên chưa tạo được sự hấp dẫn, lôi cuốn, nâng cao tinh thần trách nhiệm và sự đóng góp của toàn dân. Năng lực của các đơn vị tư vấn chưa đáp ứng đủ các yêu cầu trong quy hoạch xây dựng NTM, đề án xây dựng NTM một số xã chất lượng chưa cao, việc góp ý, chỉnh sửa rất nhiều lần dẫn đến làm chậm tiến độ phê duyệt.

Mặt khác, công tác chỉ đạo của một số địa phương chưa quyết liệt, việc quản lý chưa chặt chẽ và đồng bộ, chưa thực sự vận động được tất cả mọi người, ban, ngành, đoàn thể cùng vào cuộc. Sự phối kết hợp giữa Ban chỉ đạo, Ban quản lý xã, Ban phát triển thôn của một số xã chưa chặt chẽ, chưa tranh thủ hết các ý kiến từ thôn, xóm để cùng bàn bạc, thảo luận, tháo gỡ vướng mắc, giải quyết khó khăn.

Bên cạnh đó, theo ông Nguyễn Chí Lâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Trạch, thì Bộ tiêu chí quốc gia về NTM còn một số tiêu chí bất cập, chưa có bộ giải pháp điều hành chỉ đạo chung cho tất cả các địa phương nên trong quá trình chỉ đạo còn gặp nhiều khó khăn.

Nguồn kinh phí đầu tư của Trung ương, tỉnh về xây dựng NTM chưa tương xứng với nhiệm vụ xây dựng NTM, trong khi huy động nguồn lực tại chỗ gặp nhiều khó khăn. Một số quy định thực hiện các tiêu chí về chợ nông thôn, hộ nghèo, thu nhập, cơ cấu lao động, nhà ở dân cư theo chuẩn và một số tiêu chí khác cần nguồn lực rất lớn như giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa... cũng rất khó thực hiện bởi điều kiện, nội lực của địa phương.

Ngoài ra, tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước và sự giúp đỡ từ bên ngoài vẫn còn, nên một số xã còn thụ động, chờ đợi, chưa thực sự phát huy hết nội lực trong dân và sự thu hút đầu tư của doanh nghiệp, các nguồn lực huy động khác.


Mở rộng đường GTNT ở Quảng Trạch

Nỗ lực vươn lên

Theo kế hoạch, năm 2013, huyện Quảng Trạch có 2 xã đăng ký phấn đấu hoàn thành từ 13-14 tiêu chí, 6 xã hoàn thành từ 10-12 tiêu chí, 19 xã hoàn thành từ 5-9 tiêu chí, 6 xã hoàn thành dưới 5 tiêu chí. Trong điều kiện nền kinh tế vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, đồng nghĩa với việc các nguồn lực dồn cho xây dựng NTM sẽ bị ảnh hưởng. Trong điều kiện đó, để thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng NTM cần có những giải pháp thích hợp.

Theo ông Đậu Minh Ngọc, Chủ tịch UBND huyện Quảng Trạch, nhiệm vụ chính là đẩy mạnh công tác tuyên truyền và đào tạo, tập huấn về xây dựng NTM, trong đó công tác thông tin tuyên truyền phải được tiến hành thường xuyên, bằng nhiều hình thức phong phú, hiệu quả. Công bố và triển khai thực hiện theo đồ án quy hoạch, đề án xây dựng NTM đã được phê duyệt, chỉ đạo thực hiện quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã.

Tiếp theo, tích cực tranh thủ tối đa nội lực của các xã để huy động, lồng ghép các nguồn lực trong xây dựng NTM, đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn.

Tăng cường chỉ đạo các xã điểm, phấn đấu hoàn thành kế hoạch xây dựng NTM theo lộ trình. Triển khai đồng thời các tiêu chí khác trên cơ sở huy động, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư, nguồn huy động tại chỗ, nguồn đóng góp của nhân dân.

"Các cấp ủy, chính quyền địa phương, Ban chỉ đạo các cấp chú trọng tổng kết nhân rộng các mô hình, cách làm hay ở nhiều địa phương để nhân ra diện rộng, nhằm tạo ra luồng sinh khí mới cho Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn. Qua đó, tạo nên khí thế mới giúp Quảng Trạch nỗ lực vươn lên sớm đạt được những thành quả trong Chương trình MTQG xây dựng NTM", ông Đậu Minh Ngọc, Chủ tịch UBND huyện Quảng Trạch. 

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm