| Hotline: 0983.970.780

Quảng Trạch phát triển vốn rừng

Thứ Năm 04/10/2012 , 09:50 (GMT+7)

Ban Quản lý rừng phòng hộ Quảng Trạch đã vượt khó để làm tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng...

Khu vườn ươm phục vụ trồng rừng của BQL RPH Quảng Trạch

Ông Đậu Minh Ngọc, Chủ tịch UBND huyện Quảng Trach (Quảng Bình) nhìn nhận, Ban Quản lý rừng phòng hộ Quảng Trạch đã vượt khó để làm tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR), góp phần không nhỏ vào việc giữ màu xanh cho rừng, ổn định môi sinh, môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội.

Ông Trần Náy, GĐ BQL rừng phòng hộ Quảng Trạch tâm sự: “QLBVR có tính chất đặc biệt quan trọng, trong khi trên địa bàn lâm phần, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, tình trạng vào rừng khai thác gỗ, đốt than, lấn chiếm đất vẫn xảy ra, đã đặt thêm gánh nặng lên vai cán bộ, nhân viên của ban”.

Để bảo vệ tốt tài nguyên rừng, hằng năm BQL đều chú trọng sắp xếp, kiện toàn tổ chức, kịp thời giao khoán rừng và đất rừng cho cán bộ, công nhân, các hộ gia đình đảm nhận. Mặt khác, lãnh đạo Ban phân công nhiệm vụ, địa bàn phụ trách, thực hiện khoán việc, khoán sản phẩm đến người lao động. Chú trọng thiết kế và chỉ đạo thi công các hạng mục trồng rừng, chăm sóc, khoanh nuôi, bảo vệ rừng, tu sửa, xây dựng đường băng cản lửa, chòi canh, hệ thống bảng tuyên truyền.

Một nhiệm vụ cũng khá quan trọng khác mà đơn vị luôn chú trọng, đó là đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Ban đã tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân ký cam kết thực hiện Luật BV&PTR, Luật PCCC. Cán bộ phụ trách địa bàn luôn bám sát cơ sở, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người dân để phản ánh kịp thời.

Ông Lê Văn Thụ, xã Quảng Hợp cho hay: “Năm trước, nên khi triển khai giao đất tổ chức trồng rừng bị chồng chéo nên dẫn đến 30 ha rừng, rừng phòng hộ đầu nguồn hồ Vực Tròn bị chặt để trồng bạch đàn. Sau đó, cán bộ ban đã gặp gỡ người dân chia sẻ, vận động và chúng tôi đã tự nguyện bảo vệ rừng tốt hơn. Nếu ban thiếu thông tin và xử lý không kịp thời thì sẽ xảy ra điểm nóng về phá rừng”.

BQL RPH Quảng Trạch được giao quản lý trên 51.000 ha rừng và đất rừng. Trong đó, phải bảo vệ, khoanh nuôi và chăm sóc các loại rừng, với tổng diện tích trên 19.000 ha. Đáng lo ngại nhất là trên địa bàn có nhiều xã sống ven rừng nên việc giữ rừng càng khó khăn hơn. Trước thực trạng đó, Ban đã tăng cường tuần tra, truy quét lâm tặc ở những vùng xung yếu để ổn định tình hình chung.

Tổ chức bố trí cán bộ có năng lực tại 3 trạm và 2 chốt chặn tại các cửa rừng để ngăn chặn hiệu quả việc khai thác vận chuyển lâm sản, chặt phá rừng, lấn chiếm rừng trái phép. Ngoài ra, ban còn thành lập 1 đội kiểm tra cơ động để tăng cường tuần tra, hỗ trợ các trạm, chốt khi cần thiết.

Để chủ động nguồn cây giống phục vụ trồng rừng, góp phần giảm chi phí đầu tư, BQL đã xây dựng được 2 vườn ươm (trong đó 1 vườn ươm cây ngập mặn), mỗi năm SX được 50 vạn cây giống. Nhờ nắm vững kỹ thuật, áp dụng TBKT, cây giống do đơn vị SX luôn bảo đảm chất lượng tốt.

Với những biện pháp bảo vệ rừng sát thực tế và có hiệu quả, đã hạn chế đến mức thấp nhất các vụ vi phạm lâm luật xảy ra. Đặc biệt, trong 9 tháng đầu năm 2012, đã không để xảy ra vụ khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép và cháy rừng nào. Diện tích rừng phòng hộ được bảo vệ tốt, đã có tác động thuận lợi lớn cho việc tích trữ nước cho các công trình thủy lợi lớn như Sông Thai, Vực Tròn, Trung Thuần và sông Rào Nan.

Ngoài nhiệm vụ bảo vệ, BQL rất chú trọng nhiệm vụ trồng, phát triển rừng. Từ năm 2008 đến nay đã thực hiện trồng 200 ha rừng theo dự án 661 tại các xã Quảng Kim, Quảng Lưu và Quảng Sơn. Các hộ trồng rừng được đầu tư cây giống và các loại chi phí khác. Ngoài ra với 1 ha rừng trồng người dân được nhận 800.000 đồng. Đến nay, nhiều hộ đã trở nên khá giả vì thu nhập cao từ rừng trồng.

Với sự giúp đỡ của Ban, nhiều địa phương trong huyện đã làm tốt việc tái sinh rừng bản địa. Nhiều xã đã phục hồi rừng dẻ tái sinh, tạo thu nhập cho người dân địa phương hàng tỷ đồng mỗi năm như Quảng Hợp, Quảng Lưu; hay giữ được rừng trâm bầu trên cát như Quảng Xuân.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Biền Ngân, Chủ tịch UBND xã Quảng Lưu cho biết: “Nhờ sự giúp đỡ về chuyên môn cũng như lực lượng bảo vệ rừng của ban mà chúng tôi đã giữ gìn, tái sinh được gần 2.000 ha rừng dẻ. Hàng năm, người dân vào rừng nhặt hạt dẻ bán ra thị trường thu về trên 3 tỷ đồng”.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm