| Hotline: 0983.970.780

Quảng Trị: Lúa mới gieo, gia súc thiệt hại nặng

Thứ Ba 15/02/2011 , 11:05 (GMT+7)

Đợt rét đậm kéo dài đã làm cho hơn 5.800 ha lúa mới gieo bị ảnh hưởng, trong đó có gần 2.900 ha lúa bị chết trên 70% diện tích...

Sau những ngày đi kiểm tra tình hình sản xuất vụ đông xuân tại cơ sở, sáng 10/2 Sở NN-PTNT Quảng Trị đã tổ chức hội nghị đánh giá tình hình sản xuất vụ đông xuân và tìm giải pháp khôi phục sản xuất sau rét.

Ông Nguyễn Văn Bài - Giám đốc Sở NN- PTNT Quảng Trị cho biết, đợt rét đậm kéo dài đã làm cho hơn 5.800 ha lúa mới gieo bị ảnh hưởng, trong đó có gần 2.900 ha lúa bị chết trên 70% diện tích cần phải gieo lại. Bà con nông dân đã tích cực tận dụng những ngày thời tiết ấm áp từ sau Tết đến nay gieo lại được 885 ha, số diện tích còn lại đang được tiếp tục gieo. Rét đậm cũng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đàn vật nuôi, nhất là các huyện miền núi. Mặc dù thường xuyên được cơ quan chuyên môn đôn đốc, nhắc nhở nhưng do tập quán chăn nuôi thả rông của bà con miền núi không có chuồng trại, thiếu thức ăn dự phòng... nên khi gặp rét đậm, rét hại đã xuất hiện dịch LMLM rải rác. Riêng trâu bò chết vì mưa rét lên đến 827 con.

Trước những khó khăn, bất lợi về thời tiết như vậy, Sở NN-PTNT Quảng Trị không ngừng tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn các huyện, thành phố, thị xã, cử cán bộ về tận cơ sở giúp các địa phương khôi phục sản xuất. Theo ông Nguyễn Văn Bài, các huyện, thị xã, thành phố cần tập trung thực hiện tốt các biện pháp cụ thể sau: Đối với giống lúa dài ngày gieo trà đầu như Xi35366, P6... cần kiểm tra tình hình sinh trưởng thực tế của cây lúa để tỉa dặm, chăm bón phù hợp. Với giống lúa ngắn ngày gieo trà cuối như Khang dân, HT1... bị ảnh hưởng nặng do rét cần kiểm tra kỹ nhằm có biện pháp xử lý kịp thời.

 Ruộng đã gieo có tỷ lệ cây chết dưới 20% không cần tỉa dặm, tranh thủ nắng ấm, tăng cường xới xáo, bón phân lân, phân chuồng, phân hữu cơ để lúa nhanh phục hồi ra rễ mới. Ruộng có tỷ lệ lúa chết 20 đến 50% cần tiến hành tỉa dặm, bón phân thúc để kích thích lúa đẻ nhánh bảo đảm mật độ. Ruộng lúa có tỷ lệ cây chết từ 50 đến 70% cần nhổ cây dồn lại, phần đất trống có thể gieo lại hoặc chuyển đổi cây trồng. Ruộng lúa có tỷ lệ cây chết trên 70% cần sử dụng các giống ngắn ngày và cực ngắn còn trong dân khẩn trương gieo lại. Trong trường hợp quá trễ về thời vụ thì tuỳ tình hình thực tế để chuyển đổi sang cây trồng khác.

Các diện tích lúa sau rét cây còn yếu, khi nhổ lên thấy rễ bị đen, không được dùng phân đạm để bón và không phun thuốc trừ sâu khi lá lúa còn bị bạc, cây con chưa phục hồi. Nên dùng các loại phân chuồng hoai mục, phân lân, tro bếp, phân sinh học... kết hợp xới xáo để kích thích rễ phát triển. Các cây lạc, ngô, sắn... bị ảnh hưởng giảm mật độ, cần trồng xen các giống ngô ngắn ngày hoặc đậu xanh để kịp thời vụ.

Với chăn nuôi tăng cường tiêm phòng cho đàn gia súc, hướng dẫn bà con củng cố chuồng trại che chắn giữ ấm. Kiểm tra phát hiện sớm dịch bệnh, nếu có dịch cần sớm báo cho cơ quan chuyên môn thú y để có biện pháp xử lý thích hợp, hạn chế dịch bệnh lây lan. 

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất