| Hotline: 0983.970.780

Quảng Trị: Nuôi gà an toàn sinh học

Thứ Tư 08/09/2010 , 10:30 (GMT+7)

Hàng trăm hộ nông dân ở tỉnh Quảng Trị đã được Hội làm vườn và Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư chuyển giao kỹ thuật cũng như con giống thực hiện mô hình nuôi gà an toàn sinh học.

Hàng trăm hộ nông dân ở tỉnh Quảng Trị đã được Hội làm vườn và Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư chuyển giao kỹ thuật cũng như con giống thực hiện mô hình nuôi gà an toàn sinh học.

Bà Nguyễn Thị Quý ở xã Gio An, huyện Gio Linh đãi tôi bữa thịt gà. Cắn miếng thịt cảm giác được mùi vị thơm ngọt thấm vào trong cổ họng. Nghe tôi hỏi giống gà gì mà thịt thơm ngon vậy. Bà Quý tươi cười cho biết đấy là gà Lương Phượng thuần được nuôi theo mô hình an toàn sinh học.

Mô hình nuôi gà an toàn sinh học này được Hội làm vườn tỉnh Quảng Trị triển khai thực hiện tại các huyện Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong...với hơn 50 hộ của 11 xã. Ưu điểm của gà Lương Phượng thuần là thịt thơm ngon, thích nghi với điều kiện chăn nuôi bán công nghiệp, thả vườn để tận dụng thức ăn thêm ngoài tự nhiên như rau, cỏ, mối, giun và sử dụng lương thực có sẵn. Nhờ gà được nuôi trong diện tích rộng, thoáng, có không gian nên gà vận động nhiều, thịt săn chắc, tăng cường sức đề kháng với các loại bệnh dịch.

Ngoài ra, ngoại hình của giống gà này khá đẹp, cân đối. Nuôi gà theo quy trình này nghĩa là nuôi thả vườn theo hướng sinh thái. Chuồng nuôi gà nằm ở xa nhà với quy mô từ 100 đến 200 con/hộ. Về kỹ thuật phòng bệnh phải tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin cúm gia cầm ngừa bệnh, định kỳ sát trùng chuồng trại, cho gà ăn, uống sạch, kiểm tra dịch bệnh thường xuyên dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.

Các hộ tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ gà giống từ 50 con đến 70 con/hộ. Ông Hồ Quang Tân ở xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ, khoe: “Tôi nuôi 80 con gà theo phương pháp an toàn sinh học, sau thời gian 2 tháng gà phát triển rất tốt, đặc biệt là không con nào biếng ăn hay bị chết, trọng lượng đạt 2 kg/con”. Với giá thị trường hiện nay từ 35.000 đồng đến 40.000 đồng/kg gà, mỗi hộ nuôi trung bình 50 con sau hai tháng trừ chi phí sẽ có lãi từ 1 đến 1,2 triệu đồng. Mô hình này rất dễ thực hiện vì vốn đầu tư thấp, vòng quay nhanh. Hơn nữa dễ tiêu thụ sản phẩm.

Một việc làm rất có ý nghĩa là các hộ được hỗ trợ gà giống ban đầu đã tự nguyện trích 20 đến 30% nguồn thu, bằng cách giúp giống gà con cho các hộ khác có nuôi, nhằm mở rộng diện người nuôi gà Lương Phượng đến từng gia đình. Để giúp bà con về con giống, Trung tâm huấn luyện VAC thuộc Hội Làm vườn đã nhập 100 gà đẻ lấy trứng giống phục vụ việc ấp, nở tại chỗ; mua máy ấp trứng tiến hành nhiều đợt ấp nở thành công cấp con giống cho người chăn nuôi.

Hiện tại mô hình nuôi gà an toàn sinh học đã được nhân rộng đáng kể trên nhiều địa phương trong tỉnh Quảng Trị, giúp nhiều gia đình nông dân nghèo cải thiện thu nhập đáng kể. Bà Nguyễn Thị Hồng ở xã Gio An cho biết: “Nhờ bán hai đợt gà Lương Phượng trên 100 con nên bà có đủ số tiền mua sắm áo, quần, sách vở và chiếc xe đạp cho hai đứa con vào học trường THPT và THCS”.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm