| Hotline: 0983.970.780

Quảng Trị quan tâm dạy nghề nông

Thứ Tư 20/02/2013 , 11:06 (GMT+7)

Được sự hỗ trợ của Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư Quảng Trị đã triển khai dạy nghề trồng hoa cúc...

Được sự hỗ trợ của Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư Quảng Trị đã triển khai dạy nghề trồng hoa cúc tại huyện Gio Linh và làm chổi đót tại huyện Hải Lăng.

Ông Nguyễn Trung Hậu- Giám đốc Trung tâm KN-KN Quảng Trị cho biết để đảm bảo lớp học đạt chất lượng tốt, nông dân nắm vững các kỹ thuật trồng hoa, ngay từ khâu lựa chọn học viên tham gia lớp học đã được tiến hành khá chặt chẽ. Trung tâm phối hợp với xã Gio Châu, huyện Gio Linh tuyển sinh mỗi lớp đủ 30 học viên dựa vào một số tiêu chí như học viên chưa được tham gia một lớp học nghề nào, những người trong độ tuổi lao động và có nhu cầu làm nghề trồng hoa.

Thời gian học lý thuyết chuyển tải đầy đủ các nội dung về kỹ thuật trồng hoa từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch, bao gồm kỹ thuật trồng, chăm sóc bón phân, phòng trừ sâu bệnh, cách nhân giống, thu hoạch bảo quản hoa. Thời gian thực hành được tiến hành dài hơn. Diện tích vườn thực hành khoảng 50 m2, có hệ thống chiếu sáng, hệ thống tưới và thoát nước, không bị ô nhiễm, bảo vệ tốt, an toàn và hiệu quả. Đất được cày bừa kỹ, xử lý thuốc hóa học trước khi trồng cây.


Nhờ được học nghề, nông dân Quảng Trị đã biết trồng hoa cúc hàng hoá

Vườn thực hành được chia thành 3 luống, luống cao 25 cm, mặt luống rộng 1 m, chân luống rộng 1,2 m, giữa các luống có lối đi lại rộng 35 cm để dễ dàng chăm sóc. Lượng phân bón lót gồm 100 kg phân chuồng hoai mục, 2 kg NPK đa dinh dưỡng, 5 kg vôi bột, bón sau khi lên luống ổn định, tiếp tục cào lại thật kỹ để cho phân lặn sâu xuống đất, sau đó phủ 1 lớp rơm được cắt nhỏ dày khoảng 2 cm, tưới nước cho ướt đất rồi mới trồng cây. Bón thúc phân lần 2, 3, 4 và chăm sóc theo trình tự bài học đã học trên lớp.

Theo ông Hậu, mật độ trồng hoa 1.000 cây/50 m2, cây cách cây 15 cm, hàng cách hàng 18 cm. Cây giống đảm bảo chất lượng, giống hoa cúc pha lê, hoa màu vàng tươi, đẹp, được thị trường ưa chuộng trong dịp tết. Cứ 5 - 7 ngày 1 lần học viên tập trung về vườn để làm cỏ, phá váng, bắt sâu, bón phân... Nhờ được học nghề trồng hoa nên Tết Nguyên đán này những nông dân ở xã Gio Châu đã có hoa bán lứa đầu tiên.

Trong khi đó với nghề làm chổi đót ở làng Văn Phong, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng, nông dân được tiếp sức vì có thêm nguồn nguyên liệu. Làng Văn Phong có 84 hộ, 420 nhân khẩu làm chổi đót. Thu nhập mỗi lao động làm nghề này trung bình từ 1,8 - 2,2 triệu đ/tháng. Mỗi năm làng nghề Văn Phong có nhu cầu gần 100 tấn đót khô nguyên liệu. Trong khi đó, nguồn nguyên liệu đót tự nhiên trên địa bàn huyện đã cạn kiệt, các hộ dân phải đi rất xa để khai khác.

Nhu cầu được học nghề nông nghiệp ở Quảng Trị hiện nay rất lớn, nhưng kinh phí dạy nghề còn hạn chế, chỉ đáp ứng được gần 40%. Một khó khăn khác là cán bộ quản lý lĩnh vực đào tạo nghề của ngành nông nghiệp chưa được tham gia tập huấn nghiệp vụ quản lý và chứng chỉ dạy nghề nên rất khó khăn trong việc huy động đội ngũ cán bộ của các đơn vị trực thuộc Sở NN-PTNT tham gia dạy nghề.

Nhằm bảo tồn và phát triển nghề làm chổi đót, huyện Hải Lăng đã có đề án phát triển nghề. Ông Hồ Đại Nam- Chủ tịch UBND huyện Hải Lăng cho biết: "Chúng tôi đã triển khai đề án khôi phục phát triển làng nghề chổi đót truyền thống nhằm chủ động nguồn nguyên liệu phục vụ cho làng nghề chổi đót phát triển bền vững, giảm chi phí mua nguyên liệu đót cho các hộ dân".

Theo ông Trần Thắng Thừa- Chủ nhiệm HTX Văn Phong, để trồng đót làm nguyên liệu, HTX cho xã viên chọn những cây đót mạnh khỏe có khả năng phát triển tốt, đào lấy nguyên khóm. Các xã viên làm việc theo chỉ dẫn của cán bộ chuyên môn. Cuốc hố hàng cách hàng 2 m, hố cách hố 2 m, đào hố trước khi trồng 15 ngày. Cự ly trồng hàng cách hàng 2 m, cây cách cây 2 m. Mật độ trồng hơn 2.000 khóm/ha.

Thời vụ trồng đót vào cuối tháng 10/2012. Dự tính thu hoạch lần đầu từ tháng 12/2013. Ngoài đót rừng tự nhiên thì cùng với đót vùng nguyên liệu mới này sẽ cung cấp đủ cho làng nghề chổi đót Văn Phong hoạt động bền vững.

Theo Chi cục Phát triển nông thôn Quảng Trị, không chỉ có hai nghề trồng hoa và làm chổi đót, năm qua chi cục đã tổ chức được 80 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho 2.500 học viên là lao động nông thôn với 17 nghề khác nhau. Quảng Trị hiện có 13 cơ sở dạy nghề trên các huyện, thị, thành phố.

Xem thêm
Tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh trả lời câu hỏi của nhà báo về tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác.

Sôi động mùa cá cơm

Ngư dân bãi ngang tỉnh Quảng Bình trúng đậm mùa cá cơm, cho thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi chuyến ra khơi.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất