| Hotline: 0983.970.780

Quanh cái chết của bé gái khi tiêm thuốc đắt tiền: Cần làm rõ nguyên nhân

Thứ Tư 13/04/2011 , 09:26 (GMT+7)

Trước khi tiêm cho trẻ nhỏ, bác sĩ phải thăm khám cẩn thận cơ địa của bé (Ảnh minh họa cho bài)

Hàng triệu bà mẹ có con nhỏ đang rất quan tâm đến cái chết của một bé gái mới 30 tuần tuổi đã tử vong sau khi bác sĩ Bệnh viện Hùng Vương (TP.HCM) tiêm 1 mũi thuốc Curosuft (Surfactant) để ngăn ngừa bệnh màng trong (hội chứng suy hô hấp sơ sinh) đối với những đứa trẻ sinh non (khi ra đời bé gái mới nặng 1,6 kg).

Trao đổi với NNVN chiều ngày 12/4, ông Lê Văn Khảm, Phó vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế) cho biết, đây là liều thuốc ngoại nhập có giá 13 triệu đồng/mũi và được BHYT thanh toán toàn bộ. Trong danh mục thuốc gốc của Bộ được thanh toán BHYT, những loại thuốc quá đắt (thậm chí hơn cả 13 triệu đồng/mũi) chỉ dành cho những bệnh nhi mắc các chứng bệnh đặc biệt, nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên những trẻ chết sau khi tiêm những loại thuốc đắt này không nhiều bởi trước khi tiêm, bác sĩ phải yêu cầu gia đình làm cam kết và chuẩn bị tinh thần nếu như có biến cố xảy ra với trẻ. Vì vậy, phía bệnh viện cần phối hợp với cơ quan chức năng để làm rõ nguyên nhân gây ra tử vong cho bé.

Với kinh nghiệm gần 20 năm gắn bó với trẻ em, bác sĩ Cấn Phú Nhuận, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương cũng cho hay, Bệnh viện Nhi đã cứu khá nhiều trẻ sinh non bị mắc bệnh màng trong. Do sinh non, phổi chưa thực sự trưởng thành, phế nang ở phổi sẽ bị xẹp, dẫn đến hiện tượng huyết tương tràn vào phế nang, chất fibrin của huyết tương lắng đọng phía trong của các phế nang và các tiểu phế quản, tạo thành một lớp màng. Màng này cản trở sự lưu thông khí và sự trao đổi ôxy khiến trẻ bị suy hô hấp và gây tử vong nhanh. Hội chứng suy hô hấp cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây tử vong hàng đầu ở trẻ sinh non hiện nay. Cũng theo bác sĩ Nhuận, để phòng tránh trẻ sơ sinh có thể mắc bệnh màng trong, điều đầu tiên và quan trọng là thai phụ phải đảm bảo sức khỏe, có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, lao động phù hợp, khám theo dõi thai đều đặn để hạn chế tối đa tình trạng đẻ non, đẻ con nhẹ cân.

Ngoài ra ở các thai phụ có nguy cơ như phải mổ lấy thai, thời gian chuyển dạ quá lâu, bị băng huyết, sinh đôi, bị bệnh đái tháo đường, sử dụng chất corticoid kéo dài trong thời gian mang thai, tiền sử gia đình có trẻ bị bệnh màng trong... cần được các bác sĩ chuyên khoa khám quản lý theo dõi chặt chẽ để phòng bệnh. Ngoài ra, theo BS Nhuận, thông thường những đứa trẻ sinh non thì sức khỏe rất yếu. Thậm chí khi có thuốc hỗ trợ rồi nhưng cũng không đủ để đứa bé hồi phục sức khỏe. Vì vậy, ngoài yếu tố có liên quan đến tay nghề của bác sĩ thì yếu tố ngoại cảnh gây ra cái chết cho trẻ sơ sinh hoàn toàn có thể xảy ra.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.