| Hotline: 0983.970.780

Quê gốc Lý Nam Đế ở Phổ Yên? (Tiếp theo và hết)

Thứ Sáu 14/02/2014 , 10:36 (GMT+7)

Nhóm tác giả trong cuốn "Thái Bình với sự nghiệp dựng nước Vạn Xuân" còn công bố một truyền thuyết mà theo họ tuy không có văn bản nhưng phổ cập tại Thái Bình.

Nhóm tác giả trong cuốn "Thái Bình với sự nghiệp dựng nước Vạn Xuân" còn công bố một truyền thuyết mà theo họ tuy không có văn bản nhưng phổ cập tại Thái Bình. Theo đó, Lý Bí được sinh ra tại chùa Hưng Quốc (Thái Bình). Tuy nhiên, một nghiên cứu điền dã của Viện Sử học cho thấy tại vùng có chùa Hưng Quốc không hề có truyền thuyết như trên.

>> Quê gốc Lý Nam Đế ở Phổ Yên?

“Chúng tôi đều nhận được câu trả lời, nhân dân chúng tôi không dám nhận đây là đất sinh ra vua Lý Nam Đế. Một cụ còn thay mặt địa phương nói đại ý địa phương không có truyền thuyết chùa Hưng Quốc là nơi sinh ra vua Lý Nam Đế”, PGS - TS. Nguyễn Minh Tường, Viện Sử học loại bỏ giả thuyết quê Lý Nam Đế tại Thái Bình.

Cũng từ nghiên cứu điền dã kết hợp văn bia, ngọc phả, theo ông Tường, quê hương của Lý Nam Đế phải ở Thái Nguyên. Chẳng hạn, một ngọc phả ghi Lý Nam Đế tu tại chùa Hương Ấp (Thái Nguyên) đến năm 13 tuổi thì theo Phổ Tổ thiền sư về tu hành tại chùa Giang Xá thuộc Hoài Đức, Hà Nội. 

Ông Tường cũng liên hệ với việc vua về “huyện Thái Bình” để phất cờ khởi nghĩa. Theo đó, muốn phát động một cuộc khởi nghĩa thì phải hội được 2 điều kiện quan trọng đầu tiên là “nghĩa binh” và “lương thực”. Căn cứ vào đó, đất Thái Bình cổ ứng với Hoài Đức, Hà Nội đáp ứng tốt điều kiện hơn quê hương tại Thái Nguyên hiện nay.


Lễ kết nghĩa giữa 3 huyện Phổ Yên, Hoài Đức và Tam Nông tại Lễ kỷ niệm 1510 Ngày sinh Đức vua Lý Nam Đế

“Sử cũ đã nhầm khi nghĩ rằng nơi vua Lý Nam Đế lựa chọn để khởi nghĩa là quê hương của người”, ông Tường nói.  

Một thực tế thú vị, theo GS-NGND Đinh Xuân Lâm, là trước khi các nhà khoa học xác định được quê hương của vua Lý Nam Đế thì dân hai vùng Tiên Phong (Phổ Yên, Thái Nguyên) và Giang Xá (Hoài Đức, Hà Nội) đã tự nguyện đi lại thăm viếng lẫn nhau từ hơn 10 năm qua. Họ cũng mặc nhiên thừa nhận nơi có chùa Hương Ấp - Thái Nguyên  là quê hương của vua Lý Nam Đế.

Nhân dân làng Giang Xá (nơi thờ Lý Nam Đế làm Thành hoàng), về mặt tâm linh đã thừa nhận Thái Nguyên là quê hương của vị thần Thành hoàng làng mình. “Chúng tôi cho rằng đã đến lúc cần phải “trả” vua Lý Nam Đế về với quê hương đích thực của người là thôn Cổ Pháp, xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên”, PGS.TS Nguyễn Minh Tường nói.

“Chúng tôi vẫn thừa nhận đất tỉnh Thái Bình hiện nay có nhiều di tích lịch sử gắn với vua Lý Nam Đế, nhưng đó chỉ là những di tích liên quan tới những cuộc chiến sự dưới thời Tiền Lý. Nhân dân các xã có đình, đền thờ Lý Nam Đế ở Thái Bình từ xưa đến nay.

 Ngay từ tuổi ấu thơ tôi đã được nghe các cụ cao niên trong thôn kể lại, từ xa xưa người dân thôn Cổ Pháp đã có tục thờ cúng Lý Bí, vào mùa xuân dân làng thường mở hội từ ngày 12 đến ngày 15 tháng Giêng để tế lễ tỏ lòng biết ơn Đức Ngài, đến nay phong tục đó vẫn được phát huy như một nét văn hóa của quê hương.

Tại xã Tiên Phong các địa danh: Đền Mục (nơi thờ Lý Bí), chùa Hương Ấp (nơi tương truyền đã nuôi dưỡng Lý Bí), bãi Quần Ngựa (tương truyền là nơi tập luyện binh sĩ), đồi Khao Vương (nơi ăn mừng Lý Bí lên ngôi), đồng Tráng, gò Trung Quân, gò Cỗ Xôi, Núi Ấp… đều gắn với truyền thuyết về Lý Bí của người dân quê tôi", ông nói tiếp.

Việc các nhà khoa học hội thảo nhằm tìm ra quê hương đích thực của vị Hoàng đế đầu tiên của nước ta, đã làm nức lòng nhân dân xã Tiên Phong, đáp ứng phần nào nguyện vọng của nhân dân địa phương cũng như cả nước đối với vị anh hùng dân tộc.

Khát vọng quê hương

Bí thư Đảng ủy xã Tiên Phong Hoàng Công Lộc dẫn chúng tôi đến thắp hương Đức vua Lý Nam Đế tại đền Mục và chùa Hương Ấp ở làng Cổ Pháp. Theo ông Lộc, Cổ Pháp là một làng trước đây thuộc tổng Tiên Thù, nay thuộc xã Tiên Phong, nằm sát ven sông Cầu ở phía đông nam của huyện. Dân số hiện nay có trên 500 hộ, khoảng 2.400 người.

Dưới các triều đại phong kiến, đất này thuộc xứ Kinh Bắc. Văn bia triều vua Lê Cảnh Hưng năm thứ 25 (1764) ghi rõ: Bắc Hà phủ, Hiệp Hòa huyện, Tiên Thù tổng. Đến năm 1945 được xứ ủy Bắc Kỳ đặt tên là xã Tiên Phong.


Lãnh đạo huyện Phổ Yên dâng hương Đức vua Lý Nam Đế tại đền Mục

Đại đức Thích Minh Tâm, trụ trì chùa Hương Ấp, thành kính tự hào khi giới thiệu về nhà chùa: Tương truyền, khi 5 tuổi thì bố mất, lúc 7 tuổi mẹ qua đời, Lý Bí được Pháp Tổ Thiền sư đưa về chùa Hương Ấp làm chú tiểu, năm 13 tuổi Pháp Tổ Thiền sư đưa về chùa Linh Bảo, làng Giang Xá, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội…

Đó là vinh dự của nhà chùa và cũng là trách nhiệm mà lịch sử đã trao cho nhà chùa để sau này có một Lý Bí - Lý Nam Đế, vị hoàng đế đầu tiên tuyên bố nền độc lập, tự chủ của đất nước trước triều đình phong kiến phương Bắc.

Để tưởng nhớ ngày khai binh dựng nghiệp, ngày sinh và ngày mất của Đức vua, dân làng bấy lâu nay cứ đến ngày 12 tháng Giêng, 2/5 và 12/9 hằng năm là tổ chức các hoạt động dâng lễ và mở hội thi làm bánh dày, chè lam, cơm hòm, bánh tẻ…dâng cúng Đức vua tại đền và chùa. Từ ngày 12 đến 15 tháng Giêng hằng năm là ngày lệ làng. Những ký ức đó đã ăn sâu vào máu thịt và truyền từ đời này sang đời khác.

Đề cập tới quê gốc của Đức vua Lý Nam Đế, ông Nguyễn Văn Khoa, Bí thư Huyện ủy Phổ Yên còn cho biết: Nhân kỷ niệm 1510 năm ngày sinh vua Lý Nam Đế, và đúng tròn 1 năm hội thảo khoa học về quê hương, dòng họ, gia thế của vua Lý Nam Đế được tổ chức tại Văn Miếu, Quốc Tử Giám.

Sáng 16/10/2013 (tức ngày 12/9/2013 âm lịch), tại sân Đền Mục, xã Tiên Phong, nơi người dân đã thờ vị Hoàng đế Lý Nam Đế, huyện Phổ Yên phối hợp với Viện Sử học Việt Nam và chính quyền xã Tiên Phong long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 1.510 năm ngày sinh vua Lý Nam Đế, đông đảo nhân dân địa phương, giới sử học, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên đã tới dự.

GS. Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, khẳng định: Thông tin chính xác vua Lý Nam Đế có quê hương gốc ở Thôn Cổ Pháp, xã Tiên Phong; nơi người khởi nghiệp và gây dựng cơ đồ là tại đình Giang Xá, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây (cũ) nay là Hà Nội và nơi người tạ thế là xã Văn Lương, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

Xem thêm
Quy Nhơn đăng cai giải đua mô tô nước thế giới

Từ ngày 22-24/3, tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định) sẽ diễn ra Giải đua mô tô nước thế giới UIM-ABP Aquabike World Championship với sự tham gia của hơn 60 vận động viên…

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc với tỷ số 1-1 ở lượt trận thứ 3 vòng bảng tại vòng loại World Cup 2026.

HLV Philippe Troussier rời đội tuyển Việt Nam

Ông Philippe Troussier rời đội tuyển Việt Nam và chính thức không còn nắm giữ vị trí HLV trưởng của đội bóng sau trận thua muối mặt trước tuyển Indonesia.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất