| Hotline: 0983.970.780

Quế hỗ trợ tiêu hóa, ngừa ung thư, giảm cholesterol xấu

Chủ Nhật 27/11/2016 , 07:15 (GMT+7)

Đông y xem quế là 1 trong 4 vị thuốc quý: sâm, nhung, quế, phụ. Quế có vị ngọt, cay và mùi thơm đặc trưng đồng thời là nguồn cung cấp các khoáng chất...

09-20-53_trng-23-3
 

Quế có tên danh pháp khoa học là Cinnamomum loureirii Nees, là cây nhiệt đới thuộc họ Lauraceae. Quế sinh trưởng và phát triển mạnh ở các nước Châu á, trong đó có Việt Nam. Quế là cây thân gỗ, cao khoảng 10 – 20m, vỏ bề ngoài nứt nẻ, thân phân nhiều nhánh. Cây mọc hoang trong rừng và không cho mùi thơm nồng nếu như được trồng tại vườn.

Hầu hết các bộ phận của cây quế đều có dược tính và được khai thác để điều trị bệnh hiệu quả. Vỏ quế là thành phần quan trọng nhất. Quế cành thì thu hái vào mùa hè, phơi khô. Lá và vỏ dùng cất tinh dầu. Cành quế đầu nhỏ vót thì gọi là quế tiêm, cành nhỏ vừa là quế chi. Vỏ quế gọi là quế thông.

Quế được dùng làm bánh, gia vị trong các món bún, phở, thắng cố của người Việt. Nó cũng có công dụng trong y học dân gian để chữa cảm lạnh không có mồ hôi và tê thấp chân tay đau buốt, chữa đau tim, chứng lạnh trong nội tạng, thông huyết mạch, làm mạnh tim, tăng sức nóng, chữa các chứng trúng hàn, trúng phong, hôn mê, tim yếu và bệnh dịch tả nguy cấp. Bên cạnh đó, đây cũng là hương liệu để bào chế nên các loại dầu gội, dầu thơm và nước hoa.

Đông y xem quế là 1 trong 4 vị thuốc quý: sâm, nhung, quế, phụ. Quế có vị ngọt, cay và mùi thơm đặc trưng đồng thời là nguồn cung cấp các khoáng chất như kali, canxi, sắt, mangan, kẽm và magiê. Nó chứa một lượng cao vitamin A, niacin, axit pantothenic và pyridoxin. Quế còn chứa chất xơ và chất chống oxy hoá.

Giảm cholesterol xấu: Các nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ cần thêm nửa thìa bột quế có thể giúp hạ thấp cholesterol xấu, hỗ trợ sức khoẻ tim mạch.

Giảm viêm: 1 thìa cà phê bột quế mỗi ngày có thể giúp giảm viêm khớp, giảm đau và sưng tấy.

Hỗ trợ tiêu hoá, làm ấm cơ thể: Vào mùa đông, khi thêm quế vào chế độ ăn uống giúp chống giá lạnh, giảm chứng khó tiêu, đầy hơi và buồn nôn.

Chữa các bệnh hô hấp: Nếu bạn bị cảm lạnh, ho dai dẳng, viêm xoang nên dùng ăn hỗn hợp 1 thìa mật ong trộn với 1/3 thìa quế hằng ngày trong 4 ngày liên tục. Bên cạnh đó quế cũng rất hữu ích với người mắc bệnh cảm. Bạn có thể bỏ một ít quế vào tô cháo để ăn nóng sẽ có công hiệu điều trị cảm, đau họng và chứng sung huyết rất tốt.

09-20-53_trng-23-1
 

Giảm nồng độ cholesterol: Sự gia tăng của nồng độ cholesterol là nguyên nhân khiến bạn bị tăng cân, béo phì và mắc các chứng tim mạch, huyết áp. Các nghiên cứu y khoa đã chỉ ra rằng chỉ cần dùng nửa thìa quế trong bữa ăn hàng ngày có thể giúp giảm lượng cholesterol. Quế cũng giúp giảm lượng cholesterol LDL xấu và triglycerids acid béo trong máu nên có thể ngăn ngừa nguy cơ béo phì, tiểu đường. Rất thích hợp cho những người phải nhậu nhiều.

Ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư: Ung thư luôn là nỗi ám ảnh đối với nhiều người. Chế độ ăn uống đúng cách sẽ góp phần giảm nguy cơ mắc ung thư. Nghiên cứu cho thấy vỏ quế có tác dụng khống chế sự sinh sôi của các tế bào ung thư bạch cầu. Quế càng cay thì khả năng kháng bệnh càng cao. Bên cạnh đó, chất xơ và canxi trong vỏ quế giúp loại bỏ các dịch mật thừa, ngăn ngừa những ảnh hưởng không tốt với tế bào ruột, từ đó giảm nguy cơ ung thư ruột kết.

Giảm đau khớp: Uống dung dịch có 1/2 thìa cà phê bột quế pha với 1 thìa cà phê mật ong vào buổi sáng có thể cắt cơn đau khớp.

Trị mụn trứng cá: Dầu và vỏ quế là hợp chất cực mạnh tác dụng loại bỏ mụn nước, làm sáng da, ngăn ngừa mụn lan rộng.

Điều chỉnh nồng độ đường trong máu: Nghiên cứu cho thấy mỗi ngày uống 1,3g quế dạng viên nén (tương đương 1/4 thìa cà phê bột quế) giúp ổn định đường trong máu.

(Kiến thức gia đình số 46)

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bình luận mới nhất