| Hotline: 0983.970.780

Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Tố cáo: Vẫn không giải quyết đơn nặc danh

Thứ Tư 26/10/2011 , 10:26 (GMT+7)

Đó là ý kiến của rất nhiều đại biểu đóng góp cho dự thảo Luật Tố cáo được trình bày sáng qua 25/10.

Ảnh minh họa
Đó là ý kiến của rất nhiều đại biểu đóng góp cho dự thảo Luật Tố cáo được trình bày sáng qua 25/10.

Theo dự thảo Luật Tố cáo, có 13 hành vi bị nghiêm cấm là: cản trở, gây khó khăn, phiền hà đối với việc thực hiện quyền tố cáo của công dân; Tiết lộ họ, tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và những thông tin khác có thể làm lộ danh tính của người tố cáo; làm sai lệch hồ sơ vụ việc trong quá trình giải quyết tố cáo; không giải quyết hoặc cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc giải quyết tố cáo để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây phiền hà cho người bị tố cáo; Đe doạ, trả thù, trù dập, xúc phạm người tố cáo; Bao che người bị tố cáo; cố ý tố cáo sai sự thật; kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; mạo danh người khác để tố cáo…

Theo báo cáo của Chính phủ, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2011 đã giúp cho 208 người được minh oan, 2.262 người được trả lại quyền lợi, 141.027 triệu đồng và 76,8ha đất đã được trả lại cho tập thể, công dân.

So với năm 2010, số lượt công dân khiếu nại, tố cáo giảm 6,2% nhưng số lượt đoàn đông người lại tăng 8,3%. Đặc biệt, gần 80% trong gần 124 ngàn lượt đơn khiếu nại liên quan đến lĩnh vực đất đai. Cũng theo báo cáo, qua giải quyết khiếu nại, tố cáo, cơ quan chức năng đã kiến nghị xử lý hành chính 503 người, chuyển cơ quan điều tra xem xét trách nhiệm hình sự 116 vụ việc với 131 người.

Góp ý cho dự thảo Luật Tố cáo, ĐB Trần Xuân Hùng (Hà Nam) bày tỏ quan điểm không ủng hộ tố cáo nặc danh. Theo ông Hùng, làm như vậy mới hạn chế các trường hợp bị bôi nhọ, nói xấu mà không rõ đối tượng. ĐB Lương Văn Thành (Hải Phòng) thì đề nghị: Chỉ nên chấp nhận tố cáo bằng hình thức trực tiếp và gửi đơn bởi từ trước đến nay, chưa có thống kê hiệu quả các hình thức tố cáo khác. Tuy nhiên, đề nghị này không được ĐB Đinh Thị Mai Lan (Cao Bằng) đồng tình. Theo bà Lan, nếu chỉ công nhận hai hình thức tố cáo là rất hẹp. Thay vào đó, cần ghi nhận những hình thức tố cáo khác và coi đó là cơ sở để xem xét.

Về nội dung bảo vệ người tố cáo, một số ĐB đánh giá, quy định bảo vệ người tố cáo trong dự thảo luật chưa rõ ràng, còn chung chung, dễ gây ra sự đùn đẩy trách nhiệm. Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) đề nghị: Luật cần quy định bắt buộc phải bảo vệ người tố cáo bất kể họ có yêu cầu hay không. Vì người tố cáo luôn yếu thế hơn người bị tố cáo, đặc biệt là trong các tố cáo liên quan đến tham nhũng. “Theo thông tin phản ánh tại Đà Nẵng, hầu hết những người tố cáo đều bị trù dập”- ĐB Thúy dẫn chứng.

Về thời hạn giải quyết tố cáo, ĐB Nguyễn Thanh Hà (Hòa Bình) cho rằng quy định thời hạn 60 ngày, nếu vụ việc phức tạp là 90 ngày thì quá dài. ĐB này kiến nghị, trong thời điểm nhạy cảm nên rút ngắn thành 20 ngày giống như luật dân sự để tránh gây thiệt hại cho công tác cán bộ.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cầu Trần Hoàng Na phục vụ lưu thông từ ngày 26/4

Từ ngày 26/4, cầu Trần Hoàng Na, bắc qua sông Cần Thơ chính thức đưa vào khai thác sử dụng, phục vụ nhu cầu lưu thông cho người dân.

Bình luận mới nhất