| Hotline: 0983.970.780

Quốc hội thảo luận Luật Quản lý thuế và Luật Hợp tác xã

Thứ Sáu 26/10/2012 , 10:09 (GMT+7)

Ngày làm việc thứ 4, kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII, các ĐB đã thảo luận tại hội trường về những ý kiến khác nhau của 2 dự luật: Quản lý thuế và Hợp tác xã (HTX).

Ngày làm việc thứ 4, kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII, các ĐB đã thảo luận tại hội trường về những ý kiến khác nhau của 2 dự luật: Quản lý thuế và Hợp tác xã (HTX).

Số nợ thuế đã lên đến 1.400 tỷ đồng

Theo nhiều ĐB, mức xử phạt 0,05%/ngày (không phân biệt thời hạn chậm nộp) như quy định hiện hành là quá thấp, dẫn đến tình trạng người nộp thuế cố tình chây ỳ nhằm chiếm dụng tiền thuế, gây thất thu cho ngân sách nhà nước.

Vì vậy, trong dự thảo lần này đã quy định “mức phạt theo biểu lũy tiến đối với hành vi chậm nộp. Cụ thể, phạt 0,05%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với số ngày chậm nộp không quá 90 ngày, 0,07%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với số ngày chậm nộp vượt quá thời hạn 90 ngày”.

Tuy nhiên, một số ý kiến lại cho rằng quy định như vậy vẫn là quá cao. Đại biểu Nguyễn Văn Bình (Hải Phòng) cho rằng đa số DN chậm nộp là DN đang gặp khó khăn, nếu quy định phạt 0,07%/ngày (tương đương 25%/năm) sẽ khiến DN càng khó khăn hơn. “Nên giữ nguyên mức xử lý đối với việc chậm nộp như hiện hành là 0,05%/ngày. Đây chỉ nên coi như khoản lãi phải nộp, không coi như khoản phạt vì khoản phạt đã có quy định riêng”, ông Bình kiến nghị.

Không đồng tình với quan điểm này, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (Hòa Bình) cho rằng cần phải coi đây là khoản phạt chậm nộp để đảm bảo tính răn đe của pháp luật, bởi nhà nước đã có nhiều chính sách ưu đãi cho DN căn cứ trên tình hình sản xuất thực tế, trách nhiệm của DN là phải nộp thuế đúng, đủ cho nhà nước.

Trước các ý kiến này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho rằng, khoảng 20% DN lợi dụng quy định này để chây ỳ, chậm nộp thuế. Số tiền nợ thuế quá hạn hiện lên đến hơn 1.400 tỷ đồng, trong đó có hơn 500 tỷ đồng là của DN đã bỏ trốn. “Tuy nhiên, do đây là vấn đề quan trọng nên Bộ Tài chính sẽ nghiêm túc tính toán lại một cách kỹ lưỡng để cung cấp cho ĐB và Thường vụ Quốc hội trước khi quyết định".

Không để DN “khoác áo” HTX

Thảo luận về những vấn đề còn tranh cãi của Luật HTX, nhiều ý kiến cho rằng, đây là luật “khó”. Bởi lẽ, thực tế các HTX hiện đang gặp khó khăn, hoạt động chưa chất lượng và manh mún, do vậy, sứ mệnh tạo hành lang pháp lý để mô hình HTX đi vào cuộc sống là một áp lực.

 Hơn nữa, làm sao làm rõ được sự khác biệt giữa HTX và DN. Hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX phải được thực hiện như hoạt động sản xuất kinh doanh của DN để có thu nhập, tạo việc làm, mang lại lợi ích cho xã viên, nhưng khác nhau căn bản về mục đích thể hiện, đó là HTX hoạt động mang lợi ích cho thành viên hiệu quả hơn so với từng thành viên đơn lẻ tự thực hiện, còn DN hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận.

Theo ĐB Danh Út (Kiên Giang), HTX đích thực không bao giờ là loại hình DN, tổ chức HTX không chỉ là loại hình kinh tế mà còn là một tổ chức xã hội. Họ là những người yếu thế, nông dân… nên cần có chính sách, nhất là các HTX hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, diêm nghiệp. “Do vậy, HTX phải có cơ chế riêng, ưu đãi hơn nhiều so với ưu đãi cho DN”, ông Út kiến nghị.

Bổ sung cho quan điểm trên, ĐB Nguyễn Ngọc Hòa (TP.HCM) cho rằng, nếu có cơ chế ưu đãi cho các HTX, đặc biệt là HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, thì cần cụ thể, rõ ràng, tránh để DN “khoác áo” HTX để hưởng những ưu đãi trên.

Ngoài ra, ĐB Nguyễn Văn Sơn (Hà Tĩnh) cho rằng, mô hình HTX hiện rất có tác dụng đối với phong trào xây dựng NTM hiện nay. “Trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay thì HTX có nhiều bước thăng trầm, nhưng việc phát triển là tất yếu vì góp phần to lớn vào KT-XH cho cộng đồng". Vì thế, ĐB Sơn rất trông chờ Chính phủ ban hành các quy định hỗ trợ cụ thể. Theo ĐB Sơn, ưu đãi lớn nhất là hỗ trợ về vốn.

Hai luật trên dự kiến được Quốc hội thông qua vào cuối kỳ họp.

ĐB Đặng Thành Tâm được nghỉ cả kỳ họp

Chủ nhiệm VP Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, sáng qua (25/10), cho biết, Chủ tịch Quốc hội đã chấp thuận đơn xin nghỉ họp của ĐB Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn, Chủ tịch Cty Phát triển đô thị Kinh Bắc.

Ông Tâm được nghỉ vì lý do giành thời gian điều trị bệnh ở nước ngoài. Trước đó, trong buổi họp báo về kỳ họp thứ 4, Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương cũng cho biết đã nhận được đơn xin nghỉ của ông Tâm từ đoàn đại biểu TP.HCM.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm