| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 07/08/2017 , 06:30 (GMT+7)

06:30 - 07/08/2017

Quy định lại chỗ ngồi của đại diện VKS: Thay đổi nhỏ, mang ý nghĩa rất lớn!

Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình vừa ký ban hành Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC về sắp xếp lại vị trí của các cơ quan tiến hành tố tụng trong phòng xử án của các vụ án hình sự. 

Trong đó có một thay đổi căn bản. Nếu như trước đây, đại diện Viện kiểm sát (VKS) giữ quyền công tố tại tòa được ngồi trên, ngang hàng với hội đồng xét xử (HĐXX), thì nay, đại diện VKS phải ngồi dưới HĐXX, ngang hàng với luật sư, cả luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại và luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo, cũng như ngang hàng với bị cáo và các thành phần tham gia tố tụng khác.

Quy định này được xã hội, đặc biệt là giới luật sư và chuyên gia luật, hoan nghênh. Bởi đây thể hiện một bước tiến mới trong cải cách tư pháp, là kết quả của một quá trình đề xuất, kiến nghị lâu dài.

Xin đừng xem thường cái chỗ ngồi trong tòa, bởi nó nói lên rất nhiều điều. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự (TTHS), thì nhiệm vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng như sau: Đại diện VKS tham gia phiên tòa Hình sự với hai nhiệm vụ.

Thứ nhất là kiểm sát xét xử, tức là giám sát xem HĐXX phiên tòa Hình sự có tuân thủ các quy định của Bộ luật TTHS trong suốt quá trình diễn ra phiên tòa hay không.

Thứ hai, là giữ quyền công tố, tức là quyền buộc tội bị cáo tại tòa. Còn bị cáo được quyền gỡ tội cho mình. Bị cáo có thể tự mình gỡ tội hoặc mời luật sư thay mình gỡ tội. Vì chưa có bản án có hiệu lực pháp luật, nên theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và quy định của Bộ luật TTHS, tại tòa, bị cáo chưa bị coi là tội phạm, chưa mất quyền công dân (kể cả khi bị tạm giam, thì bị cáo cũng chỉ bị hạn chế quyền công dân).

Vì vậy về nguyên tắc, bên buộc tội và bên gỡ tội là ngang hàng nhau trước HĐXX. Cả hai bên đều vận dụng tất cả các kiến thức pháp luật, các chứng cứ, để tranh tụng trước HĐXX, bảo vệ quan điểm về việc buộc tội và gỡ tội của mình. HĐXX là cơ quan có quyền lực cao nhất trong phiên tòa, làm nhiệm vụ điều hành phiên tòa và ra phán quyết cuối cùng, dựa trên kết quả xét hỏi và tranh tụng của hai bên. Vì vậy, trước đây, việc bố trí đại diện VKS ngồi trên cao, ngang hàng với HĐXX, là thể hiện sự bất bình đẳng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội. Khi tranh tụng, bị cáo và luật sư của mình cứ phải ngước mặt lên để đối đáp với đại diện VKS, còn đại diện VKS thì được đứng trên cao để “ban phát” lời buộc tội xuống dưới.

Nay với quy định mới này, quyền gỡ tội của bị cáo được coi trọng hơn, và cao hơn nữa, là quyền con người được quy định trong Hiến pháp 2013 được bảo vệ tốt hơn. Từ đó việc tranh tụng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội trở nên dân chủ hơn, phiên tòa Hình sự trở nên văn minh hơn.

Một thay đổi nhỏ, nhưng mang ý nghĩa rất lớn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm