| Hotline: 0983.970.780

Quy định ở đâu?

Thứ Sáu 09/11/2012 , 13:57 (GMT+7)

Bất cứ thủ tục, hồ sơ, giấy tờ gì đều được quy định bằng văn bản pháp luật hoặc văn bản nào đó của cơ quan có thẩm quyền hoặc người có thẩm quyền.

Bất cứ thủ tục, hồ sơ, giấy tờ gì đều được quy định bằng văn bản pháp luật hoặc văn bản nào đó của cơ quan có thẩm quyền hoặc người có thẩm quyền.

Công cuộc cải cách hành chính (CCHC) của chúng ta chủ yếu tập trung vào việc đơn giản hoá các giấy tờ, thủ tục, rút ngắn thời gian thụ lý, giải quyết thủ tục hành chính nhằm tiết kiệm chi phí, đi lại, đảm bảo tốt hơn quyền, nghĩa vụ của công dân, tổ chức cũng như thúc đẩy phát triển KT-XH.

Tuy nhiên, một số cơ quan, cá nhân có thẩm quyền tự ý đặt thêm các loại thủ tục, giấy tờ mà từ trước nay chúng ta quen gọi là “giấy phép con”, “giấy phép cháu”. Việc đặt ra thủ tục này có thể là do yêu cầu quản lý, đảm bảo chặt chẽ, hạn chế sai sót nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do cơ quan, người có thẩm quyền tự ý đặt ra để gây khó dễ cho công dân, tổ chức hoặc vòi vĩnh, thu tiền không hợp pháp, trái quy định.

Vấn đề ở đây là nhiều người chưa biết, thậm chí không quan tâm đến việc đặt các câu hỏi là: Các giấy tờ, thủ tục, phí lệ phí này quy định ở đâu?

Như chúng tôi đã đề cập thì bất cứ thủ tục, giấy tờ gì cũng đều được quy định tại một văn bản pháp luật nào đó. Vì vậy khi trả lời được câu hỏi quy định ở đâu thì mọi việc sẽ cụ thể, rõ ràng. Người hiểu biết khi thấy nhiều thủ tục nhiêu khê, bất hợp lý là đặt ngay câu hỏi với những người có thẩm quyền, trách nhiệm.

Và khi không trả lời hoặc trả lời không rõ ràng thì đương nhiên các thủ tục, hồ sơ trên là trái pháp luật, cần bãi bỏ, chấn chỉnh. Điều này cũng đặt ra trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho mọi người dân để khi gặp tình huống gây khó dễ thì có thể đặt ra các câu hỏi "tại sao" cho cán bộ, công chức.

Trong cuộc sống, sinh hoạt thường ngày cũng vậy, nếu ai cũng tự mình đặt ra được các câu hỏi như việc ta sắp làm, đang làm hoặc đã làm có đúng pháp luật hay không, hợp lý hay không, thì nhất định sẽ hạn chế được tình trạng quan liêu, tiêu cực.

Đặc biệt, với những người có trách nhiệm, cán bộ, công chức khi thi hành công vụ, áp dụng pháp luật khi nào cũng luôn đặt ra cho mình câu hỏi như hành động này, việc này quy định ở đâu thì nhất định sẽ không xảy ra các hành vi vi phạm, lạm quyền hoặc trái pháp luật.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất