| Hotline: 0983.970.780

Quy định rõ hơn quyền con người

Thứ Năm 24/01/2013 , 09:54 (GMT+7)

Sau gần một tháng lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đã có hơn 630 ý kiến của nhân dân...

Hôm qua 23/1, tại Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, sau gần một tháng lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đã có hơn 630 ý kiến của nhân dân, tập trung vào chế độ chính trị, quyền con người, quyền cơ bản của công dân. Đây cũng nằm trong dự đoán trước đó của Ban biên tập dự thảo.

Theo ông Phúc, dự thảo lần này sau khi sửa đổi có 11 chương với 124 điều, giảm 1 chương và 23 điều, trong đó giữ nguyên 12 điều, bổ sung, sửa đổi 101 điều, bổ sung 11 điều mới. Trong tổng số 153 ý kiến về quyền và nghĩa vụ công dân gửi theo địa chỉ duthaohienphaponline của Quốc hội, phần lớn ủng hộ những bổ sung mới trong bản Dự thảo Hiến pháp và phù hợp với các công ước quốc tế. Ngoài ra, rất nhiều ý kiến bàn sở hữu đất đai trong chương về kinh tế. Có người dân thắc mắc về ý nghĩa của việc đóng góp ý kiến lần này.

Dưới góc độ cá nhân, ông Phạm Quốc Anh, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam cho hay, dự thảo lần này đã nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong giám sát và phản biện - điều mà ngay cả trong điều lệ Mặt trận Tổ quốc cũng chưa nêu rõ. Đây thực sự là chuyển biến căn bản, Nhà nước rất coi trọng vị trí của Mặt trận Tổ quốc trong giám sát phản biện xã hội. Thứ hai, là đề cao vai trò của người dân trong sống, làm việc, tự do, nói rõ hơn quyền con người và quyền công dân. Ông Anh cũng đồng tình với ý kiến của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên cho rằng quyền con người trong dự thảo lần này đã nói rõ hơn quyền sống, bảo hộ tính mạng, sức khỏe, quyền được hiến mô, tạng, hiến xác. Đây là điểm mới nhưng cũng phù hợp với thông lệ quốc tế. Về quyền công dân, ngoài quyền tự do cư trú, đi lại, tự do tín ngưỡng còn có quyền lập hội, quyền biểu tình.

Là thành viên trong Ban soạn thảo, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên cho hay, trước đây, về quyền con người chúng ta cho là nhạy cảm và né tránh nhưng nay thì thấy đây là giá trị phổ biến của nhân loại, do đó, lần này chúng ta quy định quyền con người cũng không xa lạ, lấy từ những quyền trong công ước quốc tế mà chúng ta tham gia, như công ước về chính trị dân sự năm 1966 và công ước về quyền kinh tế văn hóa xã hội.

Ngoài ra, trước đây nhà nước ghi nhận quyền công dân có ghi thêm công dân thực hiện quyền theo pháp luật, nhưng với hệ thống chính quyền của chúng ta hiện nay thì mỗi cấp đều có thể ban hành quy phạm pháp luật vì vậy gây nguy cơ hạn chế việc thực hiện quyền công dân. Nhưng lần này dự thảo sửa đổi quy định quyền con người, quyền công dân được đảm bảo bằng luật của Quốc hội quy định. “Tôi cho đấy là nhận thức mới trong cơ chế bảo đảm thực hiện hiện quyền con người của chúng ta” - ông Liên nói tiếp.

Cũng theo đại diện Bộ Tư pháp, lần sửa đổi này có một ý nghĩa lớn là tư duy về hiến pháp, xem đây là đạo luật cơ bản, tức là tất cả các quy định đều có giá trị pháp lý và buộc phải thực hiện. Với băn khoăn những ý kiến đóng góp của nhân dân có được ghi nhận, ông Liên khẳng định: trước đây nhiều điều còn mang tính tuyên ngôn, gửi gắm nhiều điều mang tính nguyện vọng. Do đó, khi người dân góp ý thì không nên nghĩ đây là việc của chuyên gia, mà đã là đạo luật gốc thì sẽ quyết định các quyết sách lớn của quốc gia, ai cũng có thể đóng góp. Còn từ chính sách đó được biến thành các điều luật thì là nhiệm vụ của các nhà làm luật.

Với câu hỏi: “Chúng ta đã có một số lần sửa đổi Hiến pháp, vậy lần này có điểm gì khác?”, ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH cho hay, có rất nhiều điểm mới được bổ sung cả về nội dung và cách làm. Riêng về cách làm đều kế thừa những lần sửa đổi trước một cách dân chủ, khoa học và chặt chẽ. Tuy nhiên, lần này có quy mô, từng bước đi có điểm khác, đặc biệt đội ngũ chuyên gia luật rất hùng hậu nên có nhiều bản tham luận, bài viết, ý kiến có chất lượng. Còn về nhân dân, chúng ta đang tiếp tục theo sát việc đóng góp ý kiến của nhân dân thông qua các kênh. Ông Phúc cũng nhắc lại: tháng 5/2013, Ủy ban sửa đổi Hiếp pháp phải trình dự thảo sửa đổi đã được tiếp thu ý kiến nhân dân trong ba tháng qua ra Quốc hội thảo luận một lần nữa. Sau đó tiếp tục hoàn thiện. Và trong thời gian sau 31/3 Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua tại Kỳ họp thứ 6.

Xem thêm
Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Apple xác định Việt Nam là một cứ điểm trên toàn cầu

Đây là lần đầu tiên ông Tim Cook tới Việt Nam. Trước đó, vào tháng 5/2022 tại Hoa Kỳ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp với Giám đốc điều hành Apple.

Hồ Tha La phủ màu xanh cho đất

Hồ Tha La là một trong những công trình thủy lợi trọng điểm của tỉnh Tây Ninh, sau nhiều năm vận hành, công trình đã được đầu tư nâng cấp, đáp ứng đa mục tiêu.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chấn chỉnh hoạt động đón trả khách không đúng nơi quy định trong dịp 30/4

TP.HCM Theo báo cáo mới nhất của Thanh tra giao thông TP.HCM, thành phố hiện có 87 điểm đón trả khách sai quy định, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.