| Hotline: 0983.970.780

Quy trình bón phân NPK Văn Điển cho cây cam

Thứ Năm 16/01/2014 , 10:29 (GMT+7)

Bón NPK Văn Điển cho cây cam, cây khoẻ, lá xanh sáng, lá dày, ít nhiễm sâu bệnh, tỷ lệ đậu quả cao, vỏ quả bóng có độ đồng đều cao, không nứt quả chín đều, độ ngọt cao...

Các thực nghiệm nghiên cứu bón phân vô cơ cho cây cam đều khẳng định, cây cam cần các chất dinh dưỡng đa lượng N, P, K và các chất trung vi lượng như canxi, manhê, kẽm, bo, mô líp đen, đồng thời cây cam thích nghi trong điều kiện đất có độ pH từ 5 - 6,5 tầng đất dầy trên 1m và mạch nước ngầm sâu, đất dễ thoát nước.

Trong thực tế canh tác hiện nay, bà con nông dân mới chỉ bón các yếu tố phân bón đa lượng (NPK) song vẫn chưa cân đối. Hầu hết chưa sử dụng các nguyên tố dinh dưỡng trung, vi lượng cho nên cây cam đậu quả kém dễ nhiễm sâu bệnh, độ đồng đều của quả thấp giai đoạn quả chín hay nứt quả và ảnh hưởng lớn đến chất lượng.


Bón NPK Văn Điển cho cây cam vỏ quả bóng có độ đồng đều cao, không nứt quả chín đều, độ ngọt cao

Nắm bắt được những nhu cầu thiết yếu của cây cam, Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển cho ra đời sản phẩm phân bón NPK chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng (NPK) các chất trung lượng can xi, ma nhê, các chất vi lượng như kẽm, bo, mô líp đen... với những tỷ lệ thích hợp chuyên dùng cho cây cam. Điểm khác biệt là các chất dinh dưỡng ở trong phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển hầu hết không bị rửa trôi mà nằm trong đất cung cấp dinh dưỡng lâu bền cho cây cam. Đặc biệt trong phân bón có hàm lượng vôi cao đã cải tạo đất nâng độ pH của đất thích hợp cho cây cam sinh trưởng phát triển.

Để bà con nông dân chăm bón cho cây cam đạt năng suất cao, chất lượng quả tốt chúng tôi xin giới thiệu cách sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển như sau:

* Chủng loại phân bón:

NPK 5.10.3 dạng viên (N = 5%, P2O5 = 10%; K2O = 3%; S = 2%; MgO = 9%; CaO = 15%; SiO2 = 14%) và các chất vi lượng B, Zn, Mn, Cu, Co... Tổng dinh dưỡng 58%.

NPK 16.6.16 (N= 16%; P2O5 = 6%; K2O = 16%; S = 2%; MgO = 5%; CaO = 8%; SiO2 = 7%) và các chất vi lượng B, Zn, Mn, Cu, Co... Tổng dinh dưỡng 60%.

* Liều lượng bón: Lượng bón nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : độ phì đất, tuổi cây, giống... Lượng phân ĐYT - NPK Văn Điển bón cho 01 cây cam/năm được khuyến cáo như sau:                                                                                                         

Đơn vị tính: Kg/cây

Chủng loại phân bón

Tuổi cây (năm)

2 - 4

5 - 10

> 10

Phân hữu cơ hoai

20 - 30

35 - 40

45 - 50

Phân NPK 5.10.3 dạng viên

1,5 - 2,0

2,0 - 3,0

4,0 - 4,5

Phân NPK 16.6.16

1,5 - 2,5

2,5 - 3,5

3,5 - 4,0

* Thời kỳ bón và lượng bón:

- Bón lần 1 (đón hoa): Tháng 1 - 2 bón 60% lượng NPK 16.6.16 Văn Điển.

- Bón lần 2 (thúc quả): Khi quả bằng ngón tay: Bón 40% lượng NPK 16.6.16 Văn Điển còn lại.

- Bón lần 3: Sau thu hoạch quả khoảng 25 - 30 ngày. Bón 100% NPK 5.10.3 Văn Điển.

Cách bón: Đào rãnh xung quanh tán cây rộng 20 - 25cm, sâu 5 - 10cm, rải phân sau đó lấp đất kín phân.

- Riêng bón phân lần 3 sau thu hoạch quả tháng 11, tháng 12. Đào rãnh cách gốc 1m, sâu 5 - 15cm, rộng 20 - 25cm, rải phân hữu cơ hoai và 100% lượng phân NPK 5.10.3 sau đó lấp đất kín phân:

Lưu ý: Bón NPK Văn Điển cho cây cam, cây khoẻ, lá xanh sáng, lá dày, ít nhiễm sâu bệnh, tỷ lệ đậu quả cao, vỏ quả bóng có độ đồng đều cao, không nứt quả chín đều, độ ngọt cao, bảo quản lâu dài sau thu hoạch.

Nắm bắt được những nhu cầu thiết yếu của cây cam, Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển cho ra đời sản phẩm phân bón NPK chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng (NPK) các chất trung lượng can xi, ma nhê, các chất vi lượng như kẽm, bo, mô líp đen... với những tỷ lệ thích hợp chuyên dùng cho cây cam.

Xem thêm
Bổ sung 1 cặp hươu sao lên đảo Bạch Long Vỹ

HẢI PHÒNG Hơn 10 ngày sau khi phát hiện cá thể hươu sao trên đảo, huyện Bạch Long Vỹ được bổ sung thêm 1 cặp hươu khác, có cả đực và cái để phát triển đàn.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.