| Hotline: 0983.970.780

Quy trình khảo nghiệm cây chuyển gen đã làm kỹ lưỡng

Thứ Sáu 28/10/2011 , 10:51 (GMT+7)

Cục trưởng Cục Trồng trọt, ông Nguyễn Trí Ngọc cho biết, quy trình chuẩn bị, gồm có khảo nghiệm diện hẹp và diện rộng, đã được thực hiện bài bản, đúng tinh thần của Nghị định 69.

Trước những luồng ý kiến phản đối việc đưa cây trồng chuyển gen vào áp dụng tại Việt Nam, trao đổi với NNVN, Cục trưởng Cục Trồng trọt, ông Nguyễn Trí Ngọc cho biết, quy trình chuẩn bị, gồm có khảo nghiệm diện hẹp và diện rộng, đã được thực hiện bài bản, đúng tinh thần của Nghị định 69.

Theo ông Ngọc, quy trình để một giống cây trồng chuyển gen trồng trong sản xuất được quy định chặt chẽ trong Nghị định 69, liên quan đến 3 bộ là Bộ NN-PTNT, Bộ TN-MT và Bộ Y tế. Hiện tại giống ngô chuyển gen mới qua bước khảo nghiệm trên đồng ruộng và còn phải qua 4 bước nữa mới được phép trồng trong sản xuất.

 “Thời hạn giống ngô chuyển gen được trồng trong sản xuất tùy thuộc vào tiến độ thực hiện các bước trong quy trình, trước đây dự kiến quý II năm 2012 nhưng mốc thời gian này khó đạt, có thể phải đến cuối 2012 hoặc sang 2013. Còn với giống đậu tương, bông chuyển gen thì đến nay chưa có tổ chức nào đăng ký giống khảo nghiệm, vì vậy thời gian được trồng trong sản xuất còn khá xa”, ông Ngọc cho hay.

Ông Ngọc cho hay, lộ trình sử dụng giống cây trồng chuyển gen ở Việt Nam được xác định chặt chẽ, có trọng tâm, trọng điểm và thận trọng. Từ nay đến năm 2015 tập trung vào ba đối tượng giống là ngô, đậu tương, bông. Đây là ba loại cây chuyển gen trên thế giới đã trồng nhiều nhất, cũng là ba loại cây mà Việt Nam đang phải NK số lượng lớn. Ngoài ra, Việt Nam không có chủ trương phát triển giống cây trồng chuyển gen đối với nhóm cây XK chủ lực như lúa gạo, cà phê, điều, tiêu, chè...

Đến thời điểm này, Việt Nam chỉ mới khảo nghiệm giống ngô chuyển gen. Việc khảo nghiệm được thực hiện trên diện hẹp và trên diện rộng vừa hoàn tất. Sắp tới, tháng 11/2011, Bộ NN-PTNT sẽ chỉ đạo các đơn vị khảo nghiệm báo cáo kết quả và các báo cáo sẽ được công bố công khai để lấy ý kiến. Sau đó Hội đồng an toàn sinh học của Bộ NN-PTNT sẽ xem xét kết quả khảo nghiệm và tư vấn Bộ trưởng quyết định công nhận kết quả, không công nhận kết quả hoặc yêu cầu khảo nghiệm thêm.

Về việc một số ý kiến cho rằng, cần có thời gian để khảo nghiệm thêm về giống ngô chuyển gen, thậm chí Việt Nam chưa nên ứng dụng cây trồng chuyển gen vào sản xuất, người đứng đầu cơ quan quản lý về trồng trọt cho rằng, Bộ NN-PTNT rất trân trọng các ý kiến phản biện. Tiến bộ khoa học nào cũng đều có hai mặt, ngay cả cuộc cách mạng xanh trước đây cũng vậy.

Trên thực tế, trong năm 2010, đã có gần 30 nước trồng cây chuyển gen trên diện tích 148 triệu ha và có 59 nước chấp nhận sử dụng sản phẩm cây trồng chuyển gen. Xu hướng diện tích sẽ tiếp tục tăng và số nước ứng dụng, sử dụng cũng sẽ tăng dù cuộc tranh luận về cây trồng chuyển gen trên thế giới vẫn còn tiếp tục.

Riêng hai nước có nền nông nghiệp lớn ở châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ chủ trương phát triển cây trồng chuyển gen rất mạnh mẽ.

Đối với cây trồng chuyển gen, một tiến bộ khoa học đang còn tranh cãi trên thế giới. Một bên ủng hộ vì nhận thấy đây là tiến bộ khoa học hiện đại giúp gia tăng sản lượng cây trồng mà phương pháp tạo chọn giống truyền thống không đáp ứng được. Ngược lại, bên phản đối cho rằng cây trồng chuyển gen có nguy cơ đem lại những hậu quả tiêu cực đối với sức khỏe con người, động vật và đa dạng sinh học mà không thể tiên đoán. Giữa hai bên, còn có luồng quan điểm trung dung cho rằng chỉ nên ứng dụng tiến bộ này cho những điều kiện nhất định.

Tuy nhiên, theo ông Ngọc, sự ủng hộ cây trồng chuyển gen đã được công bố bởi các tổ chức của Liên hiệp quốc liên quan đến nông nghiệp và thực phẩm như Tổ chức Lương Nông thế giới (FAO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Năm 2010, Ủy ban châu Âu (European Commision) công bố kết luận từ kết quả nghiên cứu của trên 130 dự án trong 25 năm nghiên cứu bởi 500 nhóm nghiên cứu độc lập trên thế giới là công nghệ sinh học, và đặc biệt là cây trồng chuyển gen bản thân nó không tạo rủi ro hơn các kỹ thuật chọn tạo giống truyền thống.

 Nhập khẩu ngô của Việt Nam 2005-2010: 

Các nước nhập khẩu

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Khối lượng (Ngàn tấn)

Giá trị (1.000 USD)

Khối lượng (Ngàn tấn)

Giá trị (1.000 USD)

Khối lượng (Ngàn tấn)

Giá trị (1.000 USD)

Khối lượng (Ngàn tấn)

Giá trị (1.000 USD)

Khối lượng (Ngàn tấn)

Giá trị (1.000 USD)

Khối lượng (Ngàn tấn)

Giá trị (1.000 USD)

Argentina

126

18.658

201

28.656

79

16.258

0

 

158

33.419

592

137.301

Thái Lan

9

1.468

297

47.492

198

44.744

72

20.115

413

85.187

253

59.307

Ấn Độ

 

 

8

1.310

75

10.709

293

76.112

528

104.689

328

77.089

Mỹ

0

 

18

2.852

23

5.097

14

4.007

52

11.088

30

7.757

Brazil

 

 

 

 

 

 

71

18.164

196

38.734

149

33.892

Trung Quốc

76

11.026

47

6.591

36

7.954

0

 

2

513

0

29

Các nước khác

18

2.581

15

2.066

28

5.694

25

6.366

173

25.350

273

17.432

Tổng

229

33.732

586

88.968

439

90.485

475

124.764

1.522

298.980

1.625

332.808

(Nguồn: Tổng cục Hải quan 2010)

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất