| Hotline: 0983.970.780

Quy trình nuôi tôm hiệu quả

Thứ Ba 06/05/2014 , 10:58 (GMT+7)

Nuôi tôm công nghiệp đang phát triển mạnh thời gian gần đây, nhưng trong quá trình nuôi người dân gặp khá nhiều khó khăn trong việc phòng chống dịch bệnh gan tụy cấp (EMS/AHPND).

Bệnh gan tụy cấp đã thành dịch phổ biến trên tôm, bệnh này hoành hành khắp thế giới. Ở VN bệnh gan tụy cấp làm đau đầu cơ quan chuyên môn và người nuôi tôm nhiều năm nay. Không phải không thể trị, có thể dùng kháng sinh, nhưng kháng sinh là dao hai lưỡi, có thể giúp tôm chống bệnh, nhưng nó lại làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của tôm, làm đường ruột teo lại, tôm sẽ ăn ít và chậm nên không thể phát triển bình thường.

Thấu hiểu sự khó khăn của người nông dân, Cty TNHH Công nghệ sinh học MEGA (Cty MEGA) sau hơn một năm nghiên cứu đã cho ra đời chuỗi quy trình nuôi tôm sạch ngăn ngừa phòng bệnh gan tụy cấp (EMS). Giờ đây bệnh gan tụy đã không còn là nỗi ám ảnh của người nuôi tôm nếu áp dụng đúng quy trình của Cty MEGA.

Cơ chế gây ra bệnh gan tụy trên tôm là do vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus bị tấn công bởi một loại virus gọi là phage (hay còn gọi là thực thể khuẩn) làm vi khuẩn tiết ra độc tố phá hủy các mô tế bào, gây rối loạn chức năng cơ quan tiêu hóa và gan tụy của tôm. Nắm được cơ chế trên, Cty MEGA đã nghiên cứu cho ra đời chuỗi quy trình gồm 4 bước để phòng ngừa và trị dịch bệnh này trên tôm. Đầu tiên là ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn, tiếp theo là nâng cao sức đề kháng cho tôm. Bước thứ ba là dùng chế phẩm tạo môi trường bất lợi và tiêu diệt vi khuẩn có hại có trong cơ thể con tôm. Cuối cùng là phục hồi, tái tạo gan, tụy, đường ruột cho tôm. Ngoài ra phải luôn điều chỉnh môi trường để các yếu tố thủy lý, thủy hóa thích hợp cho con tôm.

Ông Nguyễn Ngọc Thạnh, Giám đốc Cty MEGA nói về quy trình tâm huyết do mình nghiên cứu ra: “Quy trình được thực hiện dựa trên các sản phẩm của Cty gồm: thức ăn bổ sung, chế phẩm sinh học và hóa chất sử lý môi trường. Tất cả các sản phẩm của Cty đều không chứa kháng sinh”.

Sau khi nghiên cứu thành công quy trình “phòng ngừa EMS” phòng bệnh gan tụy cấp trên tôm, Cty đã đầu tư thực nghiệm trên địa bàn xã Hòa Tân, TP. Cà Mau (Cà Mau) thu được kết quả khả quan. Cuối năm 2013, Cty MEGA đã ký hợp đồng 3 bên, gồm: Hiệp hội Thủy sản Cà Mau, hộ dân nuôi tôm trên địa bàn xã Hòa Tân và Cty để triển khai mô hình nuôi tôm áp dụng quy trình “phòng ngừa EMS”.

Song song với môi hình ở Cà Mau, Cty đã cho trình diễn ao nuôi tôm sạch theo quy trình tại Trà Vinh. Cty đã ký hợp đồng với hộ ông Nguyễn Văn Tòng (Mười Tòng) ở ấp Long Hanh, xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng chuỗi quy trình của Cty. Ông Mười Tòng có 8 ao nuôi tôm với diện tích 2,4 ha. Trước khi ký hợp đồng với Cty, 3 năm trước ông đã triển khai nuôi tôm công nghiệp, mỗi năm thua lỗ 100-200 triệu đồng. Sau khi ký hợp đồng với Cty MEGA, ông Tòng được kỹ sư Huỳnh Công Trạng là nhân viên của Cty MEGA về hỗ trợ nuôi để đảm bảo làm đúng theo quy trình.

Tính đến ngày 15/4/2014 ao nuôi tôm thẻ chân trắng theo hợp đồng đã được 66 ngày. Hiện tôm đạt trọng lượng 80 con/kg, với giá tôm thẻ chân trắng hiện tại 113.000 đ/kg và sản lượng khoảng 2 tấn/ao 3.000m2, nếu ông thu hoạch ngay sẽ thu được 226 triệu đồng. Trừ chi phí cho quy trình nuôi hết 20 triệu đồng cùng vốn đầu tư thức ăn, con giống, nhân công hết khoảng 100 triệu, ông còn lãi hơn 50%/tổng số tiền thu được. Trong 8 ao nuôi của gia đình mình, ông Tòng đều sử dụng các sản phẩm theo quy trình nuôi tôm sạch của Cty MEGA. Với 3 ao nuôi tôm sú và 5 ao tôm thẻ chân trắng, vụ tôm này hứa hẹn bội thu.

Ông Mười Tòng, chia sẻ trong niềm phấn khởi: “Tôi nuôi tôm công nghiệp đã 4 năm, năm nay mới thành công do tôi tuân thủ và làm đúng theo quy trình nuôi tôm của Cty MEGA. Tôi tâm đắc nhất với bộ ba sản phẩm phòng chống bệnh gan tụy cấp dành cho tôm. Sử dụng các sản phẩm và tuân theo quy trình của Cty tôi thấy tôm phát triển rất tốt đạt đầu con, lớn nhanh, phòng chống được dịch bệnh. Nuôi tôm sạch theo quy trình là bí quyết thành công của tôi”.

Thực tế đã chứng minh ông Tòng đã đi đúng đường, xung quanh các ao nuôi của ông có rất nhiều hộ cùng nuôi nhưng đều thất bại. Mô hình trình diễn này đã gây sự chú ý lớn cho các hộ dân nuôi tại địa phương, rất nhiều hộ nuôi đã đến tham khảo chia sẻ kỹ thuật nuôi với ông Tòng. Quy trình nuôi tôm sạch phòng chống bệnh EMS sẽ mở ra một hướng đi mới cho mô hình phát triển nuôi tôm thẻ đang phát triển mạnh ở Trà Vinh.

Trong tương lai gần Cty MEGA sẽ liên hệ với Hiệp hội Thủy sản tỉnh Trà Vinh hoặc Trung tâm Khuyến nông, khuyến ngư Trà Vinh để ký kết hợp đồng 3 bên cùng có lợi. Lợi ích lớn nhất thuộc về người nông dân khi họ vừa đảm bảo được sự hỗ của DN áp dụng quy trình nuôi hướng đến thành công, vừa nhận được sự hỗ trợ từ Hiệp hội thủy sản để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Hiệp hội thủy sản là cầu nối để liên kết DN và các hộ nuôi, còn Cty sẽ phổ biến được quy trình.

Hướng phát triển của Cty MEGA thời gian tới là mở rộng phạm vi, phổ biến quy trình nuôi tôm sạch phòng chống EMS ra các tỉnh thuộc vùng ĐBSCL.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm