| Hotline: 0983.970.780

Quy trình nuôi tôm sạch

Thứ Năm 23/04/2015 , 06:10 (GMT+7)

Vừa qua, Cty Công nghệ Hóa sinh Việt Nam kết hợp với Hội Thủy sản tỉnh Cà Mau tổ chức đợt hội thảo phổ biến “Quy trình nuôi tôm sạch và bền vững” cho bà con nông dân trên địa bàn tỉnh.

15-26-00_tng-trong-ho-sinh
Tăng trọng hóa sinh, một sản phẩm được đánh giá cao trong quy trình nuôi tôm sạch

Quy trình nuôi tôm theo công nghệ sinh học do Cty Công nghệ hóa sinh phổ biến đến người nuôi được đánh giá là quy trình đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp. Nhiều bà con đến dự rất ấn tượng với những chia sẻ của TS. Nguyễn Văn Năm, TGĐ Cty.

Theo TS Năm, Cà Mau là vùng đất “vàng” để phát triển nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nơi có diện tích nuôi tôm lớn nhất cả nước.

Tuy nhiên, bà con địa phương đang chạy theo xu hướng nuôi tôm không bền vững, lạm dụng quá nhiều thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại gây hủy hoại môi trường, động vật phù du, ảnh hưởng tiềm tàng đến ao nuôi trong các vụ sau, nguy hại đến tôm nuôi và làm giảm chất lượng sản phẩm.

TS Năm đã phổ biến đến người nuôi quy trình nuôi tôm sạch và bền vững không sử dụng kháng sinh, hóa chất độc hại để khử trùng, diệt tạp, diệt giáp xác.

Theo quy trình này, đối với ao nuôi vụ đầu và ao đã qua nhiều vụ sử dụng các loại thuốc kháng sinh và các chất diệt khuẩn, diệt giáp xác, diệt cá tạp nhưng nuôi bị thất bại thì cần tiến hành cải tạo ao như sau:

Bà con bơm cạn nước và phơi khô đáy ao 1 tuần với ao lót bạt đáy hay xi măng; phơi khô có cày đảo 2 - 3 tuần đối với ao đất. Tiếp theo là tháo nước vào đáy ao khoảng 5 - 10 cm rồi rải vôi sống (CaO) đều khắp mặt ao với liều lượng 700 - 1.000 kg/ha đối với ao bạt và xi măng; 1.500 - 2.000 kg/ha đối với ao đất; ngâm từ 10 - 14 ngày.

Tiếp tục lấy đầy nước vào ao qua lưới lọc thưa như vải mùng để lọc cá dữ rồi bổ sung chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EMC (giúp phân hủy các chất hữu cơ thừa trong nước, hấp thụ các chất độc hại và phục hồi vi sinh vật có lợi) với liều lượng 10 lít/ha để gây màu nước sau 5 - 7 ngày nếu nước có màu xanh nhạt là có thể thả giống.

Đối với những ao vụ trước nuôi thả thành công thì quy trình chuẩn bị ao rất đơn giản: Giữ lại toàn bộ nước cũ, nếu thiếu bổ sung thêm nước qua lưới lọc cá dữ. Sau đó, sử dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EMC, với liều lượng như trên để gây màu nước và sau 3 - 5 ngày có thể thả tôm.

Trong quá trình nuôi, việc sử dụng chế phẩm Bio-Probiotic (men vi sinh làm thức ăn bổ sung cho tôm cá) bổ sung vào thức ăn cho tôm hàng ngày là rất quan trọng. Bên cạnh đó, người nuôi cần sử dụng chế phẩm làm sạch nước và nền đáy Bio-DW và EMC xen kẽ nhau trong suốt vụ nuôi.

Định kỳ bổ sung các sản phẩm: Khoáng hóa sinh (giúp tôm nuôi nhanh lột vỏ, tránh hiện tượng bệnh lý cong thân, đục cơ); Tăng trọng hóa sinh (kích thích tôm ăn nhiều, mau lớn, tăng sức đề kháng) và Thảo dược BCC (phòng trị bệnh phân trắng và các bệnh đường ruột ở tôm).

TS Năm cũng khuyến cáo người nuôi không sử dụng thuốc kháng sinh, hóa chất trong suốt vụ nuôi. Khi thời tiết, môi trường không thuận lợi, hệ thống quạt nước bị hư hại, làm tôm có dấu hiệu nổi đầu thì phải sử dụng ngay chế phẩm Super Oxygen để cấp cứu tôm khi thiếu oxy. Khi nước quá đục hoặc quá nhiều tảo nên dùng ngay chế phẩm keo tụ Super PAC để làm giảm độ đục và cắt bớt tảo. Nếu có điều kiện thì siphong đáy sau khi xử lý Super PAC từ 7 - 10 giờ đồng hồ.

Đặc biệt, theo quy trình người dân phải thực hiện các yêu cầu: Tuyệt đối không cho tôm ăn đêm (khi không còn ánh sáng mặt trời); thường xuyên kiểm tra pH, duy trì tối ưu độ pH từ 7,5 - 8,5; sử dụng các sản phẩm theo đúng theo hướng dẫn ghi trên bao bì sản phẩm.

Việc thực hiện theo “Quy trình nuôi tôm sạch và bền vững” sử dụng bộ sản phẩm của Cty có ưu điểm tuyệt đối là tạo ra sản phẩm tôm sạch không nhiễm kháng sinh.

Chi phí mỗi vụ cho mỗi ha chỉ khoảng 30 triệu đồng đối với tôm thẻ (3 tháng), 40 triệu đối với tôm sú (5 tháng), thấp hơn rất nhiều so với các quy trình khác. Bà con sẽ được hỗ trợ kỹ thuật tận tình khi liên hệ với Cty.

Ông Diệp Thanh Hải, Phó Chủ tịch Hội Thủy sản Cà Mau chia sẻ: Nuôi tôm công nghiệp đang rất khó, tìm được quy trình nuôi tôm hiệu quả luôn là mong muốn của bà con.

Quy trình nuôi tôm sạch của Cty Công nghệ hóa sinh VN có ưu điểm là không sử dụng đến kháng sinh, thay vào đó là các sản phẩm thân thiện với môi trường, phù hợp với xu thế phát triển.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm