| Hotline: 0983.970.780

Quy trình SX rau cải bắp an toàn

Thứ Hai 20/10/2014 , 09:14 (GMT+7)

NNVN giới thiệu quy trình kỹ thuật SX cải bắp an toàn do Chi cục BVTV Hà Nội cung cấp.

Các vùng rau an toàn của Hà Nội đang bước vào SX vụ rau đông. Một trong những cây trồng chủ lực ở thời điểm này chính là cải bắp. NNVN giới thiệu quy trình kỹ thuật SX cải bắp an toàn do Chi cục BVTV Hà Nội cung cấp.

Thời gian sinh trưởng của cải bắp từ 75 - 90 ngày nên thời vụ gieo trồng cải bắp vụ sớm bắt đầu từ tháng 7, chính vụ tháng 8, 9 và vụ muộn từ tháng 11 đến tháng 12.

Khi tiến hành trồng cải bắp cần lưu ý làm đất kỹ, luống đánh rộng 80 - 100 cm, rải phân đều trên mặt luống, đảo đều đất và phân, vét đất ở rãnh phủ lên mặt luống. Lượng phân bón lót cho 1 sào Bắc bộ từ 200 - 250 kg phân hữu cơ ủ hoai, 5 kg lân và 12 kg vôi bột. Đặc biệt lưu ý, đảm bảo thời gian cách ly với phân đạm urê ít nhất 30 ngày trước khi thu hoạch.

Theo khuyến cáo của các kỹ sư trồng trọt và BVTV, đất phù hợp cho cải bắp là đất thịt nhẹ, cát pha, phù sa có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, giầu mùn và dinh dưỡng, pH từ 6,0 - 6,5. Nên làm đất kỹ, tơi nhỏ, dọn sạch cỏ và tàn dư thực vật rồi mới lên luống cao 25 - 30 cm, mặt luống rộng từ 1,1 - 1,2 m, bằng phẳng, dễ thoát nước để tránh ngập úng khi gặp mưa.

Lưu ý, cải bắp thường dễ nhiễm sâu bệnh vào lúc mới trồng, khi còn non như sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang, sâu xám, bọ nhảy sọc cong, rệp, bệnh héo xanh... Riêng đối tượng rệp, bọ nhảy cần kiểm tra và xử lý triệt để, tránh lây lan và phát sinh mạnh ở giai đoạn sau.

Về phòng trừ sâu bệnh, Chi cục BVTV khuyến khích người trồng rau thực hiện các biện pháp canh tác, thủ công, sinh học. Đầu tiên, nên chọn đất luân canh với cây trồng khác rau họ hoa thập tự. Đối với các vùng không chuyên rau nên luân canh với cây lúa nước nhằm hạn chế nguồn sâu bệnh chuyển tiếp. Tưới phun mưa vào các buổi chiều tối có tác dụng rửa trôi bớt trứng, sâu non sâu tơ và hạn chế bướm sâu tơ đến đẻ trứng.

Bên cạnh đó, có thể dùng biện pháp thủ công như ngắt ổ trứng, bắt giết sâu non khi mật độ sâu thấp (áp dụng với sâu xám, sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang); phát hiện và nhổ bỏ những cây bị bệnh đem tiêu huỷ. Sử dụng các loại bẫy pheromone để bắt trưởng thành sâu tơ trong suốt thời gian sinh trưởng của cây (cả vụ).

Trong trường hợp phải sử dụng thuốc BVTV nên ưu tiên các loại thuốc sinh học. Nếu mật độ sâu rất cao, thuốc sinh học không có khả năng khống chế sâu hại thì lựa chọn sử dụng thuốc hóa học ít độc, nhanh phân giải và đảm bảo đủ thời gian cách ly đối với từng loại thuốc theo hướng dẫn trên nhãn thuốc. Nên tìm hiểu kỹ các loại thuốc trước khi dùng và dùng các loại thuốc có hoạt chất nằm trong danh mục khuyến cáo của Cục BVTV và Chi cục BVTV Hà Nội.

Ngoài ra, đất trồng và nguồn nước tưới cải bắp cần đảm bảo không bị nhiễm kim loại nặng vượt quá ngưỡng tối đa cho phép, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của các nguồn gây ô nhiễm như bãi rác, khu dân cư, nghĩa trang, bệnh viện... và phải xa nhà máy hóa chất ít nhất 2 km, xa đường quốc lộ ít nhất 50 m.

Khi cải bắp cuộn chặt và đủ độ lớn thu hoạch tỉa (cây lớn trước, cây bé sau). Chú ý chặt cao sát thân bắp để dễ thu hồi và xử lý gốc rau trên ruộng. Sau khi chặt cây, cần loại bỏ lá ngoài và lá xanh trên bắp, rửa sạch trước khi đóng gói đưa đi tiêu thụ.

(Phó trưởng phòng Quản lý chất lượng, Chi cục BVTV Hà Nội)

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm