| Hotline: 0983.970.780

Quyết liệt chống hạn

Thứ Năm 29/01/2015 , 06:15 (GMT+7)

Ngày 27/1, tại TP Phan Rang-Tháp Chàm (Ninh Thuận), Bộ NN-PTNT triển khai hội nghị chỉ đạo công tác phòng, chống hạn hán và xâm nhập mặn khu vực Trung bộ, Tây Nguyên và Đông Nam bộ./ Chống hạn giữa mùa mưa

17-05-19_hoi-nghi-chi-do-phong-chong-hn-hn-v-xm-nhp-mn-khu-vuc-trung-bo-ty-nguyen-v-dong-nm-bo

Hồ đập cạn kiệt

Theo Tổng cục Thủy lợi, từ đầu tháng 1/2015 đến nay, mùa mưa ở các khu vực Trung bộ, Tây Nguyên và Đông Nam bộ đã kết thúc. Lượng mưa đo đa số ở các tỉnh đều thấp hơn trung bình nhiều năm, nhiều nơi không có mưa như tại Quảng Trị, Đăk Lăk, Ninh Thuận..

Lượng nước trữ tại các hồ chứa thủy điện đang ở mức thấp hơn dung tích thiết kế. Cụ thể, tại Trung bộ dung tích trữ toàn khu vực đạt trung bình khoảng 80-85% so với dung tích thiết kế. Các địa phương có dung tích hồ chứa ở mức thấp như Khánh Hòa 44%, Ninh Thuận 23%, Quảng Trị 65%. Khu vực Tây Nguyên và Đông Nam bộ, dung tích trữ các hồ chứa hiện tại đạt 85-95%.

Theo báo cáo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hiện tượng El Nino đang ở trạng thái trung gian nhưng nghiêng về pha nóng. Vì vậy khả năng xuất hiện El Nino trong thời gian các tháng đầu năm 2015 là xảy ra. Do đó nắng nóng khu vực Trung bộ khả năng xuất hiện sớm, nhiệt độ trung bình từ tháng 2-9/2015 cao hơn TBNN từ 0,5-1oC; còn khu vực Tây Nguyên và Đông Nam bộ ít biến động.

Về lượng mưa từ tháng 1-6/2015 khu vực Trung bộ thiếu hụt khoảng 15-30%. Từ tháng 7-8 khu vực Nam Trung bộ vẫn tiếp tục thiếu hụt. Trong khi đó mùa mưa khu vực Nam Trung bộ đến nửa cuối tháng 9/2015 mới xuất hiện. Ở khu vực Tây Nguyên và Đông Nam bộ, các tháng đầu năm lượng mưa bị thiếu hụt, từ nửa tháng 5 trở đi, lượng mưa dần được cải thiện.

Mặt khác từ tháng 2-8/2015, dòng chảy trên các sông thấp hơn TBNN cùng kỳ từ 20-40% ở Thanh Hóa và từ 30-60% tại Nghệ An và Hà Tĩnh. Riêng các sông từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế dòng chảy sẽ thiếu hụt từ 40-60%, có nơi hụt hơn 60%; các sông từ Quảng Nam đến Ninh Thuận thiếu hụt từ 40-70%. Còn khu vực Tây Nguyên và Đông Nam bộ từ tháng 1-4/2015 dòng chảy sẽ thấp hơn TBNN từ 10-40% và khoảng 10-20% trong tháng 5-6/2015.

Ông Lê Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Tổng cục Thủy lợi cho biết, với tình hình mưa, dòng chảy và lượng trữ các hồ chứa hiện nay tại các khu vực thì tình hình hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn sẽ diễn ra gay gắt từ vụ ĐX đến hết vụ HT.

17-05-19_ho-dp-cc-tinh-trung-bo-dng-o-muc-nuoc-thp
Hồ đập các tỉnh Trung bộ đang ở mực nước thấ

Trong đó các địa phương như Khánh Hòa, Ninh Thuận và Quảng Trị có nguy cơ bị hạn hán, thiếu nước cao ngay từ vụ ĐX bởi lượng nước trữ các hồ chứa đang ở mức thấp. Do vậy dự kiến diện tích cây trồng sẽ thiếu nước tưới tại 3 tỉnh này lên đến gần 30.000 ha.

Ngoài ra tình trạng thiếu nước, hạn hán cũng xảy ra tương tự ở những vùng không có công trình thủy lợi và công trình thủy lợi nhỏ ở Đăk Lăk, Kom Tum.

Quyết liệt

Ông Vũ Xuân Khu, PGĐ Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc (Tập Đoàn điện lực Việt Nam) cho biết, tính đến ngày 23/1/2015 mực nước các hồ thủy điện đã được cải thiện so với thời điểm cuối năm 2014. 
Cụ thể, mực nước A Vương tăng 15.61m; Quảng Trị tăng 8.66m; Sông Bung 4 tăng 10.02 m; Sông Hinh tăng 6.22 m; Bình Điền 9.81 m; tuy nhiên mực nước này còn thấp hơn so với mực nước dân bình thường. Vì vậy các địa phương ở khu vực miền Trung, nhất là các địa phương ở hạ lưu các sông khu vực Vu Gia-Thu Bồn và Phú Yên cần có giải pháp sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí.

Ông Lê Mạnh Hùng cho biết, để đảm bảo phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn cho vụ ĐX các địa phương cần tiếp tục theo dõi diễn biến thời tiết, nguồn nước và dòng chảy để điều tiết cân đối nguồn nước và bố trí cây trồng hợp lý; tổ chức nạo vét hệ thống kênh mương, trạm bơm, tận dụng mọi nguồn nước để phục vụ SX, sinh hoạt; quản lý chặt chẽ nguồn nước, chống rò rỉ thất thoát và sử dụng nguồn nước tiết kiệm. Đồng thời điều tiết nước thủy điện để bổ sung nước cho hạ du trong thời kỳ khô hạn, theo đúng thời vụ SXNN…

“Một số địa phương đã chủ động, tích cực thực hiện các giải pháp chống hạn. Hầu hết các địa phương đã thống kê tình hình nguồn nước, lập phương án chống hạn, cấp nước cho vụ ĐX và có kế hoạch chuyển đổi cây trồng như Quảng Trị 4.000 ha; Đăk Lăk 1.500 ha…”, ông Hùng nói.

Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, các địa phương đã rà soát diện tích SX, cân đối nguồn nước và xác lập vùng an toàn tưới và vùng có nguy cơ khô hạn, xâm nhập mặn để ứng phó.

Bố trí giống lúa ngắn ngày, cực ngắn ngày để gieo sạ; gieo sạ thưa hợp lý; áp dụng các tiến bộ KHKT trong canh tác lúa như SRI; “ba giảm ba tăng”; tưới nước cho lúa theo kỹ thuật “nông lộ phơi”, chuyển đổi cây trồng cạn ngắn ngày trên đất lúa…

Tính đến ngày 20/1/2015 vùng Bắc Trung bộ (từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế) đã gieo sạ 342 ngàn ha, giảm 7.400 ha so với ĐX năm ngoái.

Các tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận đến nay cơ bản xuống giống xong vụ ĐX, với tổng diện tích gieo sạ 105 ngàn ha đạt 93%; còn diện tích trên 16 ngàn ha của 2 tỉnh Bình Thuận và Khánh Hòa đang tiếp tục xuống giống. Các tỉnh Tây Nguyên đã gieo sạ gần 78 ngàn ha, đạt 91% diện tích kế hoạch…

Tại hội nghị, nhiều địa phương và bà con nông dân đã chia sẻ nhiều giải pháp tiết kiệm nước trong SX, trong đó phương pháp tưới tiết kiệm nông lộ phơi trên cây lúa và tưới bằng phun béc cho rau màu đang được áp dụng hiệu quả.

Nông dân Nguyễn Duy Hưng, thôn Tuấn Tú, xã An Hải, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) cho biết, qua sử dụng thiết bị tưới tiết kiệm phun mưa cho rau màu thấy lượng nước tưới chỉ bằng 35-40% so với cách tưới tràn trước đây vẫn áp dụng.

Hơn nữa cách tưới này còn tiết kiệm nhân công, giảm phân bón từ 20-25%, từ đó mạng lại lợi nhuận cho nông dân từ 8-10 triệu đồng/ha.

17-05-19_cc-di-phuong-trung-bo-ty-nguyen-v-dong-nm-bo-quyet-liet-chong-hn
Các tỉnh Trung bộ, Tây Nguyên và Đông Nam bộ quyết liệt chống hạn

Còn ông Hồ Xuân Hòe, PGĐ Sở NN-PTNT Quảng Trị cho biết, ngoài việc quán triệt các địa phương thực hiện phương châm tưới tiết kiệm trong SX năm 2015, thì việc chuyển đổi cây trồng cạn có hiệu quả cũng được lên phương án cụ thể. Tổng diện tích chuyển đổi cây trồng toàn tỉnh Quảng Trị là hơn 6.700 ha. Trong đó giống ngô HN88, C919, NK 54… được lựa chọn để chuyển đổi trong vụ ĐX và đậu xanh vụ HT.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Văn Thắng đánh giá cao những nỗ lực các địa phương trong việc chủ động phòng chống hạn trong thời gian qua. Tuy nhiên công tác này chỉ mới bắt đầu, vì vậy cần tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp chống hạn. Tổng cục Thủy lợi phối hợp EVN điều tiết nước thủy điện để bổ sung nước cho hạ du trong thời kỳ khô hạn, theo đúng thời vụ SXNN.

Các địa phương sử dụng nguồn nước tiết kiệm và có giải pháp chuyển đổi cây trồng phù hợp; đồng thời xây dựng những kịch bản hạn hán có thể xảy ra để ứng phó kịp thời. Trong trường hợp nguồn nước quá thấp, các trạm bơm không thể hoạt động, thì nên bố trí các máy bơm sâu để bơm tưới.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Doanh nghiệp đầu tiên công bố sản xuất cà phê tuân thủ EUDR

ĐẮK LẮK Simexco DakLak đã được cấp chứng nhận tuân thủ EUDR cho 4.957 nông dân với diện tích 5.375ha trong vùng liên kết.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất