| Hotline: 0983.970.780

Quyết liệt phòng chống bệnh thanh long

Thứ Hai 24/11/2014 , 09:34 (GMT+7)

Đó là ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Lê Quốc Doanh tại hội nghị ra mắt Ban chỉ đạo phát triển thanh long bền vững và công tác BVTV trên cây thanh long do Bộ NN-PTNT vừa tổ chức tại TP Phan Thiết (Bình Thuận).

Hiệu quả bước đầu

Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục BVTV, Tổ trưởng Tổ chỉ đạo phòng chống bệnh đốm nâu thanh long cho biết, sau khi thành lập, ngày 7/9/2014, Tổ chỉ đạo đã họp lần 1 tại Cục BVTV để thảo luận và xây dựng kế hoạch để triển khai các nhiệm vụ cấp thiết từ tháng 9 - 12/2014 cho các đơn vị liên quan như Vụ KH-CN&MT, Cục BVTV; Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Viện Khoa học nông nghiệp VN và các tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang.

Sau hơn 2,5 tháng hoạt động, các thành viên của tổ chỉ đạo đã có tinh thần trách nhiệm cao, phối hợp các công tác tốt; các đơn vị được phân công nhiệm vụ cũng đã triển khai thực hiện nghiêm túc và có kết quả; nhờ vậy tỷ lệ bệnh đốm nâu trên thanh long giảm hẳn so với đầu tháng 9.

Đây là cơ sở quan trọng để tạo chuyển biến và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng chống bệnh đốm nâu trên thanh long trong thời gian tới.

Còn ông Nguyễn Hồng Sơn, PGĐ Viện Khoa học nông nghiệp VN cho biết, 4 mô hình điểm được viện triển khai tại 4 hộ nông dân ở các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam (Bình Thuận); Chợ Gạo (Long An) và Châu Thành (Tiền Giang) với diện tích 2 ha/mô hình.

Các mô hình vừa ứng dụng tiến bộ KHKT mới vừa bố trí thí nghiệm nghiên cứu để làm rõ hơn về hiệu quả của một số biện pháp kỹ thuật để nhân rộng mô hình, đến nay bước đầu cho kết quả khả quan, giúp hạn chế bệnh đốm nâu.

Phương pháp được viện triển khai cho các hộ thực hiện mô hình bằng cách cắt tỉa thu gom cành thanh long bị bệnh vào thành đống giữa các hàng thanh long, sau đó sử dụng chế phẩm vi sinh Bio ADB và nấm đối kháng Trichoderma bổ sung để ủ diệt bào tử nấm làm thành phân bón; đồng thời kết hợp sử dụng các loại thuốc BVTV như Carbendazim; Hexanconazole; Mancozeb; Azoxystrobin + Difenoconazole để phun khi bệnh mới chớm xuất hiện.

“Hiện nay chúng tôi thí nghiệm 3 công thức cắt tỉa 20%; 30% và 40% các cành già, cành bệnh các vườn thanh long để xử lý ủ diệt bào tử nấm.

Tuy nhiên qua theo dõi các mô hình cho thấy, công thức cắt tỉa 20% số cành để phân hủy cho số lượng và trọng lượng quả cao nhất lại không ảnh hưởng quá trình sinh trưởng của cây.

Còn về sử dụng loại thuốc BVTV, trong 3 hỗn hợp ứng dụng thử nghiệm đều có khả năng hạn hạn chế tốt được sâu bệnh.

Tuy nhiên có thể khẳng định hiệu quả của hỗn hợp Azoxytrobin + Difenoconazole là khá tốt, do đó bà con có thể sử dụng thay thế Carbendazim để hạn chế dư lượng Carbendazim trong sản phẩm, tạo quả sáng và đẹp hơn”, ông Sơn chia sẻ.

Liên quan mô hình thí nghiệm tại Bình Thuận, ông Trần Minh Tiến, Chi cục trưởng Chi cục BVTV Bình Thuận cho biết, qua kết quả phân tích nước trong đống ủ cành thanh long mầm bệnh cho thấy các bào tử nấm không còn.

Vì vậy nông dân không cần phải lót bạt phía dưới trong quá trình ủ và sau 45 ngày ủ đống xác cành thanh long phân hủy nông dân có thể sử dụng làm phân bón rất tốt.

09-46-03_r-mt-bn-chi-do-pht-trien-thnh-long-ben-vung

Bộ NN-PTNT đã chính thức ra mắt Ban chỉ đạo phát triển cây thanh long bền vững gồm 13 thành viên do Thứ trưởng Lê Quốc Doanh làm Trưởng ban. Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt Phạm Văn Dư làm Phó Trưởng ban thường trực.
Việc thành lập BCĐ nhằm giúp Bộ trưởng Bộ NN-PTNT trong chỉ đạo, phối hợp, điều hành, đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách cũng như huy động nguồn lực xã hội nhằm thúc đẩy phát triển thanh long bền vững.

Ông Nguyễn Thanh Truyền, PGĐ Sở NN-PTNT Long An cho rằng: "Để đẩy nhanh tiến độ và nâng cao công tác phòng chống bệnh đốm nâu trên thanh long, ngoài việc các địa phương có chính sách hỗ trợ nông dân có vườn cây bị bệnh, đề nghị Bộ NN-PTNT hỗ trợ chế phẩm vi sinh Bio ADB để phòng trị hiệu quả hơn".

Tiếp tục phòng chống

Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh cho rằng, các viện nghiên cứu mới thí nghiệm mô hình và có kết quả bước đầu thì cần cập nhật và phổ biến.

Tuy nhiên công việc phía trước rất nhiều, vì vậy cần tiếp tục quyết liệt vào cuộc, không lơ là phòng chống bệnh. Cục BVTV sớm công nhận chế phẩm vi sinh Bio ADB và phối hợp với Viện Khoa học nông nghiệp VN tổ chức SX.

Cục BVTV tiếp tục cập nhật ban hành quy trình mới phòng trừ bệnh, Viện Khoa học Nông nghiệp VN đưa ra quy trình cụ thể trong việc cắt tỉa, thu gom và xử lý cành bệnh có đính kèm chế phẩm sinh học...

Nhân dịp này, Bộ NN-PTNT phối hợp cùng các tỉnh trồng thanh long chính thức phát động tháng hành động phòng chống đốm nâu thanh long. Thời gian triển khai tháng hành động bắt đầu từ ngày 25 - 31/12/2014.

Sau đó, Bộ sẽ phối hợp UBND các tỉnh trồng thanh long tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện và biểu dương các các nhân, đơn vị xuất sắc.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Quy hoạch vùng trồng hoa hồng lớn nhất tỉnh Kon Tum

Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) được quy hoạch xây dựng thành vùng trồng hoa hồng Bulgaria lớn nhất Kon Tum.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm