| Hotline: 0983.970.780

Quyết liệt phòng chống dịch

Thứ Năm 31/10/2013 , 10:13 (GMT+7)

Sau gần 2 tháng Thanh Hóa triển khai tiêm phòng đợt 2/2013 trên đàn gia súc, gia cầm, đến nay đạt trên 90% kế hoạch.

Sau gần 2 tháng Thanh Hóa triển khai tiêm phòng đợt 2/2013 trên đàn gia súc, gia cầm, đến nay đạt trên 90% kế hoạch. Các huyện Thạch Thành, Nông Cống, Triệu Sơn, Yên Định, Thiệu Hóa… cơ bản hoàn thành và vượt kế hoạch được giao.

Giao mùa dễ phát dịch

Ông Đặng Trường Giang, cán bộ Phòng Dịch tễ, Chi cục Thú y Thanh Hóa cho biết, so với cùng kỳ năm 2012 tiến độ và kết quả tiêm phòng đều chưa đạt yêu cầu. Nguyên nhân do từ đầu tháng 9/2013 đến nay nhiều mưa; một số địa phương chưa thực sự quan tâm; đội ngũ thú y mỏng...

Một yếu tố khác là giá cả một số loại vacxin quá cao khiến người chăn nuôi luôn cố tình trốn tránh, thậm chí viện cớ trâu bò sắp đẻ, lợn ốm… để thoái thác tiêm.

“Đang vào thời điểm giao mùa, khô hanh, sức đề kháng của gia súc, gia cầm giảm nên rất dễ phát sinh các loại dịch bệnh như LMLM, THT… Vì thế, chúng tôi xác định tiêm phòng “vừa là pháp lệnh vừa là phong trào”. Dù trời mưa liên miên nhưng toàn bộ đội ngũ thú y từ chi cục đến các huyện, xã, thôn xóm đều được huy động trực tiếp xuống tận hộ dân vận động, kêu gọi, thậm chí áp dụng chế tài xử phạt để đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng”, ông Giang nhấn mạnh.


Tăng cường tiêm phòng hạn chế phát sinh dịch bệnh

Theo kế hoạch, toàn bộ các huyện, thị, TP đều phải tiêm phòng bổ sung. Đặc biệt là các huyện miền núi kết quả tiêm đạt rất thấp như Ngọc Lặc, Lang Chánh, Thường Xuân, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát, Như Thanh...

Kinh nghiệm Thạch Thành

Sau 2 cơn bão lớn số 10 và 11, huyện Quảng Xương đã phát hiện gia súc bị bệnh LMLM tuýp A. Để khống chế dịch lây lan, tỉnh Thanh Hóa đang chỉ đạo các địa phương tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng bổ sung.

Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Thạch Thành, một huyện nhiều năm nay không để xảy ra các ổ dịch lớn, chia sẻ: Để kết quả tiêm phòng đạt hiệu quả cao nhất, trước khi triển khai, chúng tôi tham mưu cho huyện chỉ đạo phòng chuyên môn nắm cụ thể tổng đàn thực tế rồi giao chỉ tiêu tiêm cho từng cơ sở; phân công cán bộ thú y và một thành viên thuộc huyện phụ trách chỉ đạo, hướng dẫn từng xã; thực hiện nghiêm quy trình kỹ thuật tiêm với bơm, kim tiêm riêng cho từng con gia súc, gia cầm.

Nếu sử dụng chung bơm tiêm thì phải vô trùng, bởi tâm lý của nông dân luôn lo lắng tiêm chung bơm tiêm sẽ có dẫn đến lây bệnh từ con này sang con khác; khi tiêm phải thực hiện theo quy trình "cuốn chiếu", chọn một thôn nhiều gia súc, gia cầm nhất của một xã nào đó để làm điểm, kết quả tiêm của thôn thí điểm phải đạt trên 95% tất cả các loại vacxin, cứ như thế, các thôn, xã lân cận sẽ nhìn vào thôn thí điểm để triển khai.

Ngoài ra, cán bộ thôn, xóm, thú y cũng phải thông qua các Quyết định của Bộ NN-PTNT và ngành chức năng về tiêm phòng bắt buộc nhằm giúp người chăn nuôi hiểu, thực hiện tiêm phòng là chấp hành pháp luật; trường hợp người dân trốn tránh, không chấp hành thì phải có chế tài xử lý nghiêm khắc.

“Đã có một số xã như Thành Đồng, Thành Tiến, Thành Tân từng phạt người chăn nuôi vi phạm số tiền lên đến hàng triệu đồng. Từ chế tài xử phạt nặng trên, tất cả các hộ dân khác trong xã đều phải răm rắp thực hiện theo quy định. Qua đây cũng khẳng định, ở đâu có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền thì ở đó kết quả tiêm phòng đạt cao”, Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Thạch Thành nói.

Được biết, đợt tiêm phòng đợt 2/2013 huyện Thạch Thành tiêm được 16.378 con gia súc (đạt 100% kế hoạch); vacxin chó mèo tiêm gần 16.000/16.600 con (đạt gần 100%); đàn lợn tiêm được hơn 10.800 con (trên 50%); gia cầm tiêm 160.000/180.000 con (89%).

“Qua 2 đợt dịch lợn tai xanh xảy ra năm 2008 và 2013, tôi cho rằng, các đợt tiêm phòng hằng năm ngoài tuyên truyền, vận động bà con tiêm các loại vacxin tự nguyện (CGC; dại chó mèo, tai xanh…) quan trọng nhất là phải “áp” bằng được người chăn nuôi tiêm 3 vacxin bắt buộc gồm THT, dịch tả và đóng dấu lợn.

Đây là một trong những giải pháp hữu hiệu hạn chế dịch bệnh phát sinh, gây thiệt hại, bởi khi con vật bị bệnh đã được tiêm 3 loại vacxin bắt buộc thì sức đề kháng sẽ cao hơn con chưa được tiêm, vì vậy mức độ lây nhiễm được hạn chế, trường hợp nếu đã bị bệnh cũng dễ điều trị khỏi”, ông Đặng Trường Giang.

Xem thêm
Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất