| Hotline: 0983.970.780

Quyết tâm chặn dịch

Thứ Tư 20/11/2013 , 09:35 (GMT+7)

Sáng ngày 19/11, chúng tôi có mặt tại Trạm kiểm dịch động vật (KDĐV) Bắc Quảng Bình nằm trên QL1A (đoạn qua xã Quảng Phú (huyện Quảng Trạch) sát với đèo Ngang.

Sáng ngày 19/11, chúng tôi có mặt tại Trạm kiểm dịch động vật (KDĐV) Bắc Quảng Bình nằm trên QL1A (đoạn qua xã Quảng Phú (huyện Quảng Trạch) sát với đèo Ngang.

Anh Nguyễn Viết Cường - Trưởng trạm đứng nghiêm báo cáo như trong điều lệnh quân đội: “Anh em cán bộ đã phát hiện xe ô tô vận chuyển lợn thịt bỏ trạm chạy về phía nam. Đuổi hơn 4 cây số, đến tận vùng Roòn thì mới buộc lái xe dừng lại và đưa xe về Trạm giải quyết. Lái xe không xuất trình được giấy tờ KDĐV như quy định”.

Thức suốt đêm ngăn dịch

Anh Nguyễn Viết Cường cho hay: “Gần cả tháng nay chúng tôi làm việc không kể ngày đêm. Khi nghe tin dịch LMLM đã bùng phát ở Hà Tĩnh và các huyện gần với Quảng Bình có dịch là anh em công tác ở Trạm rất lo lắng. Lo để tăng thêm trách nhiệm làm tốt công tác kiểm dịch. Bằng mọi cách phải phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm.

Việc xử lý chỉ là thủ tục hành chính. Điều cốt lõi là phải làm sao chặn dược dịch, không cho lây lan vào Quảng Bình. Trạm KDĐV Bắc Quảng Bình có 4 anh em cán bộ. Đầu tháng 11, Trạm được tăng cường lực lượng thành ra có 6 người. Anh em phải chia làm hai ca trực tròn 24/24 giờ”.

Khoảng 8 giờ ngày 19/11, trời mưa lớn. Từ chốt trực của Trạm, kiểm dịch viên Nguyễn Đức Thắng phát hiện xe ô tô mang biển số 74C-02152 do Lương Tấn Hải (trú ở TP Đông Hà, Quảng Trị) điều khiển chạy qua trạm có dấu hiệu nghi ngờ.

Ngay lập tức, Trưởng trạm Cường chỉ đạo cho lực lượng đuổi theo. Mặc dù đã có yêu cầu dừng xe, nhưng lái xe vẫn cố tình chạy hơn 4 cây số mới dừng lại. Trên xe chở 20 lợn thịt (trọng lượng từ 45 - 60 kg/con). Xe ô tô được điều quay về Trạm để kiểm tra.


Các kiểm dịch viêm kiểm soát ô tô vận chuyển gia súc đi qua địa bàn trên QL1A

Kết quả, tài xế không xuất trình được giấy tờ KDĐV và cho biết số lợn này được mua ở xã Cẩm Trung (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) và đưa vào thị trấn Ba Đồn (huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) để giết mổ. Kiểm tra thông tin, xã Cẩm Trung đang được thông báo có dịch LMLM nên việc kiểm tra lâm sàng càng được làm kỹ lưỡng hơn.

Các kiểm dịch viên thay nhau quan sát đàn lợn để phát hiện những dấu hiệu nghi ngờ. Tuy nhiên, qua kiểm tra lâm sàng bằng mắt thường, các kiểm dịch viên chưa phát hiện dấu hiệu bệnh nên lãnh đạo Chi cục Thú y Quảng Bình chỉ đạo lập biên bản xử phạt hành chính với các lỗi vi phạm không có KDĐV khi ra ngoại tỉnh, hành vi bỏ qua Trạm KDĐV và xử lý buộc chủ hàng đưa số lợn này trả lại nơi đã vận chuyển đi.

Đang xử lý xe có hành vi vi phạm thì xe ô tô biển số 36C-05751 đi từ Nam ra Bắc dừng lại kiểm tra. Các kiểm dịch viên nhanh chóng đu lên thành xe quan sát lợn và đối chiếu hồ sơ kèm theo. Lái xe xuất trình đầy đủ giấy tờ hợp lệ với số hàng 250 lợn thịt được kiểm tra nhanh chóng và tiếp tục lăn bánh.

Anh Cường trao đổi: “Mỗi ngày chúng tôi kiểm soát hàng chục xe vào ra vận chuyển gia súc, gia cầm. Những xe cố tình bỏ Trạm là anh em biết ngay. Việc này nhờ vào kinh nghiệm công tác và anh em ai cũng rất dễ phát hiện cái mùi đặc thù nếu xe ô tô chở lợn, bò… qua trạm. Có những đêm mưa gió, khoảng 3 giờ sáng, anh em vất vả đuổi theo xe qua Trạm. Nếu để lọt thì thực sự nguy hiểm”.

Chống dịch là trên hết

Bà Nguyễn Thị Tân - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y Quảng Bình cho biết những năm gần đây, Quảng Bình luôn đứng ở giữa vùng dịch. Nhiều năm liền các tỉnh lân cận như Hà Tĩnh, Quảng Trị đều có dịch nhưng Quảng Bình né được. “Mỗi lần như vậy, hệ thống thú y tỉnh được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và các ngành tập trung căng sức chống, chặn dịch. Lực lượng thú y Quảng Bình luôn trong tinh thần chống dịch là trên hết” - bà Tân nói.

Sau bão số 10, tại các thôn Đông Giang, Bắc Giang và Nam Giang (xã Hưng Trạch - Bố Trạch) đã phát hiện dịch LMLM trên 29 con bò. Chi cục Thú y tỉnh đã tăng cường cán bộ và phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương thực hiện bao vây, dập dịch.

Nhờ làm tốt công tác phòng trị nên số bò bị bệnh đã bình phục trở lại. Các địa phương lân cận cũng không phát hiện thêm ổ dịch mới. Nguyên nhân lây bệnh LMLM được xác định do ảnh hưởng của bão nên việc tiêm phòng vacxin LMLM (đợt 2) tại Hưng Trạch gặp khó khăn. Chỉ có 750 con trâu bò trên tổng số 1.350 con được thực hiện tiêm phòng LMLM. Sau khi chặn được dịch, Chi cục Thú y đã chuyển 1.500 liều vacxin LMLM để thực hiện tiêm phòng trên đàn gia súc tại địa phương này.

Để ngăn, chống dịch có hiệu quả, Quảng Bình đã thành lập các chốt KDĐV trên tuyến QL1A cả hai phía bắc và nam tỉnh, chốt trên tuyến đường Hồ Chí Minh phía giáp ranh với Hà Tĩnh. Ông Phạm Hồng Sơn - Chi cục trưởng Chi cục Thú y cho hay: "Các chốt này được tăng cường lực lượng đủ mạnh để đảm bảo nhiệm vụ. Ngoài ra, tỉnh còn thành lập Đội KDĐV lưu động liên ngành với sự tham gia của cảnh sát môi trường, quản lý thị trường, thanh tra ngành, thú y nhằm kiểm soát các tuyến đường để kịp thời phối hợp với các Trạm, các địa phương trong việc phát hiện và ngăn chặn dịch lây lan”.

Tại địa bàn các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, nơi tiếp giáp với tỉnh Hà Tĩnh có các tuyến đường đi qua giữa hai tỉnh như đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á..., không khí chống dịch cũng hết sức khẩn trương và quyết liệt. Bà Hoàng Thị Tân - Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Tuyên Hóa cho biết: "Ngoài Đội KDĐV lưu động của tỉnh, các Trạm chốt trên QL1A, đường Hồ Chí Minh thì lãnh đạo huyện cũng đã chỉ đạo thành lập tổ kiểm tra liên ngành nhằm kiểm soát tình hình vận chuyển gia súc trên tuyến đường Xuyên Á”.

Ông Nguyễn Hữu Hoài - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo: “Bổ sung lực lượng liên ngành để phối hợp với lực lượng thú y tại Trạm KDĐV Bắc Quảng Bình, Trạm KDĐV Nam Quảng Bình để ngăn chặn dịch LMLM phát sinh và lây lan. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm”.

Theo sự chỉ đạo này, các Trạm KDĐV đã được tăng cường thêm một chiến sỹ CSGT và một cán bộ địa phương nơi có Trạm đóng chốt để làm nhiệm vụ.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm