| Hotline: 0983.970.780

Quyết tâm gỡ khó!

Thứ Sáu 14/02/2014 , 10:05 (GMT+7)

Sáng 13/2, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã chủ trì hội nghị bàn biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông lâm, thủy sản chủ lực năm 2014.

Sáng 13/2, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã chủ trì hội nghị bàn biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông lâm, thủy sản chủ lực năm 2014.

Tham dự cuộc họp có đại diện Văn phòng Chính phủ, các Bộ: Ngoại giao, Tài chính, Công thương và các hiệp hội ngành nghề nông nghiệp có mặt hàng xuất khẩu.

Chỉ kiểm dịch khi họ có yêu cầu

Đây là hội nghị được Bộ trưởng Cao Đức Phát chỉ đạo ngay từ đầu không đọc báo cáo văn bản mà yêu cầu các đại biểu vào thẳng vấn đề bằng những kiến nghị, đề xuất giải pháp. Vì thế có rất nhiều ý kiến phát biểu thẳng thắn, tranh luận giữa Bộ trưởng với các Hiệp hội, DN nhằm tìm ra hướng đi tích cực thúc đẩy XK.

Nghe ông Lương Văn Tự - Chủ tịch Hiệp hội Cà phê ca cao khái quát bức tranh XK của các DN trong năm qua, Bộ trưởng Cao Đức Phát hỏi: “Hiệp hội có dự báo như thế nào về giá cà phê trong năm nay?”. Không chần chừ, ông Tự khẳng định với Bộ trưởng là “giá sẽ xuống”.

Theo ông Tự, thông tin từ Brazin là họ sẽ hạ giá, trong khi miền Bắc nước ta thời tiết lạnh kéo dài. Ở miền Nam cũng có lạnh nên cà phê bị cúm. “Nếu giá cà phê thế giới giảm, năng suất trong nước giảm thì sẽ tác động lớn đến kinh doanh của DN và SX của người dân” – ông Tự phân trần.


Một dây chuyền giết mổ heo XK hiện đại

Về kiến nghị của ông Tự cần có phương án mua tạm trữ cà phê để đẩy giá lên, Bộ trưởng Cao Đức Phát hỏi lại rằng vậy ở mức giá nào của thị trường thì cho mua tạm trữ là hợp lý? Ông Tự đáp: “Chắc ở mức 30 – 32 triệu đồng/tấn”. “Nếu tạm trữ được thì giá xuất khẩu có thể đạt 40 triệu/tấn nhưng phải làm cẩn thận. Xác định mục tiêu tạm trữ là để kéo giá lên” – Ông Tự lưu ý.

Bên cạnh cà phê, mặt hàng gạo XK trong năm qua cũng đạt mức 6,65 triệu tấn, trị giá hơn 2,89 triệu USD. Khu vực Châu Á vẫn là thị trường xuất khẩu chính chiếm 59,4% thị phần. Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất (chiếm 31,17% thị phần). Ông Trương Thanh Phong – Chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam cho hay, phía Trung Quốc phải qua tháng Giêng người ta mới mua trở lại và dự kiến mua 1 triệu tấn gạo.

DN kêu vướng mắc

Nhắc lại ý kiến của đại diện Hiệp hội Mía đường Việt Nam phát biểu trước đó rằng: “Có một nỗi đau của chúng ta là Bộ NN-PTNT ra sức chỉ đạo sản xuất nhưng được bán hay không lại do Bộ Công thương quyết định”, ông Nguyễn Hữu Dũng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhấn mạnh, đó là điều trớ trêu. Cho nên, nhiều khi tháo gỡ rào cản trong nước còn khó gấp bội phần so với rào cản ở nước ngoài.

Xung quanh câu chuyện này, ông Đặng Hoàng Giang – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Điều Việt Nam lên tiếng bày tỏ bức xúc về một số thủ tục hành chính không hợp lý làm cản trở XK của DN. Ông Giang nêu dẫn chứng: Ngày 18/9/2013, Bộ Tài chính có công văn gửi Cục Thuế và Cục Hải quan các tỉnh liên quan đến hoàn thuế GTGT hàng hóa XK qua biên giới, đất liền. Theo công văn này, tất cả các tờ khai hải quan điện tử XK loại hình kinh doanh đều bị kiểm hóa, bị phân luồng đỏ 100%.

 “Công văn trên đã phát sinh thêm nhiều thủ tục hành chính, làm mất nhiều thời gian trong việc xuất hàng (đặc biệt là giai đoạn cao điểm cuối năm), đã làm tăng chi phí (bến bãi, kiểm hóa…), DN phải giao hàng trễ và hậu quả là bị khách hàng yêu cầu bồi thường. Chúng tôi đề nghị không nên chỉ vì một vài DN gian lận thuế GTGT, XK hàng hóa mà làm ảnh chung đến ngành hàng” – ông Giang kiến nghị.

Cũng theo ông Giang, ngày 25/11/2013, Bộ Tài chính tiếp tục có công văn yêu cầu Cục Thuế, Cục Hải quan các tỉnh tạm thời chưa xem xét hoàn thuế GTGT do cơ quan Hải quan chưa đủ phương tiện và lực lượng để kiểm tra số lượng, chất lượng, chủng loại.

 “Điều đáng nói, công văn này ký tháng 11 nhưng lại cho hồi tố đối với những lô hàng XK từ tháng 9 (trước tháng 9 cho hoàn thuế bình thường). Chúng tôi cho rằng đây là điều không hợp lý khi quy chiếu theo Luật Thuế GTGT. Việc lấy lý do là thiếu cán bộ quản lý, kiểm soát mà chưa hoàn thuế thì phải xem” – ông Giang thẳng thắn.

Các kiến nghị của ông Giang được Bộ trưởng Cao Đức Phát đề nghị các đại biểu đại diện của Bộ Tài chính, Bộ Công thương tiếp thu và phản ánh lại với lãnh đạo Bộ chủ quản để xem xét, cùng với DN tháo gỡ vướng mắc, khó khăn nhằm thúc đẩy việc XK.

Bộ trưởng giao Vụ Tài chính tập hợp các chuyên gia để nghiên cứu về thuế VAT đối với các mặt hàng nông nghiệp XK, lấy kinh nghiệm từ việc bỏ thuế VAT đối với cà phê.

Đối với xuất khẩu đường, tư tưởng của Bộ là nhập chính ngạch và xuất chính ngạch. Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị nắm chắc tình hình buôn lậu đường ở An Giang, đề xuất cơ quan chức năng xử lý triệt để. Về đề xuất mua sắm công đồ gỗ cần xác định nguồn gốc gỗ, theo Bộ trưởng là xác đáng. Bộ sẽ tham mưu Thủ tướng Chính phủ về đề xuất này.

Bộ trưởng Cao Đức Phát kêu gọi người dân và các DN đầu tư vào sản xuất nông nghiệp đảm bảo chất lượng để sản phẩm XK của mình đáp ứng yêu cầu thị trường nước ngoài. Nhân dịp xuân mới, Bộ trưởng chúc các Hiệp hội, DN và bà con nông dân một năm sản xuất kinh doanh chất lượng, hiệu quả.

Bộ trưởng Cao Đức Phát chỉ đạo:

 “Nếu thông tư 40/2012 có điều khoản quy định phải kiểm dịch tất cả các mặt hàng XK thì ngay trong thứ 2 tuần tới đây, Cục BVTV tham mưu nội dung điều chỉnh để Bộ trưởng ký ban hành và có hiệu lực thi hành ngay. Còn thông tư không có điều khoản đó mà các ngành Hải quan, Thị trường chưa hiểu thì Cục BVTV ngay lập tức có công văn giải thích rõ để các ngành được hiểu thấu đáo. Đẩy mạnh XK các mặt hàng nông lâm thủy hải sản là chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, là vấn đề sống còn của người nông dân”.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm