| Hotline: 0983.970.780

Quýt hồng núi Cấm

Thứ Ba 23/12/2014 , 09:04 (GMT+7)

Những ngày này lên núi Cấm (An Giang) sẽ thấy rõ không khí làm ăn tất bật của bà con khi đang thu hoạch nhiều loại trái cây để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán, hứa hẹn một mùa bội thu.

Ở tuổi “xế chiều” 82 là để cho con cháu chăm lo phụng dưỡng nhưng ông Chau Donl thì vẫn khỏe mạnh, thậm chí canh tác vườn ở “nóc nhà miền tây” đạt hiệu quả cao không kém trai trẻ.

Ông Chau Donl ở đồi 825, ấp Vồ Bà, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên (An Giang) được nhiều người trên núi Cấm hết lòng khen ngợi vì sức khỏe dẻo dai và cần mẫn siêng năng canh tác. Vườn của ông Donl trồng chủ yếu là mãng cầu xiêm, quýt hồng, bơ… với diện tích gần 20.000 m2. Nhờ làm vườn mà ông đã lo hết cho con cái ra ở riêng và ăn học thành đạt. 

“Mấy đứa con tôi kêu nghỉ làm để nó làm thay, nhưng tôi nghĩ mình còn khỏe, sao phải nghỉ? Tôi cố gắng làm khi không phun được thuốc xịt sâu thì cho mấy đứa làm”, ông Donl nói.

Nhiều người dân cho biết, vợ chồng ông đã sống ở Núi Cấm gần 40 năm nay. Khi mới lên đây sinh sống, ông chỉ trồng chuối và su su.

Thời gian sau thì chuyển sang trồng mãng cầu xiêm nhưng được vài năm gặp thời tiết khắc nghiệt nên cây chết dần. Nhờ bà con trên núi hỗ trợ giúp đỡ nên ông (từ người không biết về cây quýt hồng) đã trở thành người trồng quýt “cừ khôi”.

Nếu năm 2013 ông bán được 4 tấn quýt từ 2 công đất và thu về gần 30 triệu đồng thì năm nay con số này có thể gấp 3 lần vì vườn quýt của ông đã trĩu quả. “Ban đầu không biết trồng quýt nên nhờ mọi người chỉ dùm. Bây giờ nhìn quýt ra trái sum xuê là tôi mừng lắm. Năm nay nhà tôi ăn tết to hơn năm trước”, ông Donl nói.

Ông Trịnh Trường Sơn, Trưởng ấp Vồ Bà cho biết, dù ông Donl đã già nhưng vẫn miệt mài làm vườn trên núi hàng chục năm nay. Ai ai cũng ngợi khen về sức khỏe dẻo dai của đôi vợ chồng người dân tộc Khmer này.

Nếu như những người khác trồng nhiều loại cây trên diện tích rộng lớn thì phải thuê mướn nhân công phun, xịt thì vợ chồng cụ Donl vẫn làm một mình và chỉ khi thu hoạch mới thuê người. “Mình trẻ hơn ổng nhiều lắm mà làm vườn ở vùng núi này còn vất vả nữa. Thấy ổng làm mà ham quá”, ông Sơn nói.

Núi Cấm hiện có trên 2.000 dân sinh sống rải rác ở 4 ấp. Đây vốn là núi đá khô cằn, song nhờ cây quýt hồng đã làm thay đổi đời sống nơi đây. Điểm nổi bật ở quýt hồng là có thể để lâu hơn so với quýt thường.

Gia đình anh Trần Thanh Thảo, ấp Vồ Bà được xem là người đầu tiên trồng loại quýt hồng này. Mỗi năm gia đình anh thu về lợi nhuận hàng trăm triệu đồng từ quýt. Anh Thảo cho biết, thấy bà con ai cũng muốn trồng mà không biết cách phun xịt nên anh vừa hỗ trợ giống và chỉ bảo cho họ cách phòng bệnh. Trong số đó phải kể đến gia đình cụ Donl trồng quýt rất hiệu quả.

“Thấy ổng trồng quýt ra trái trĩu cành vậy là tôi mừng rồi. Ổng không mướn ai mà cứ làm hoài mà hiệu quả quá. Năm nay vườn quýt nhà ông Donl chắc lời trên 100 triệu đồng đó”, anh Thảo nói.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Lúa đông xuân thắng lớn, giá tăng 2.000 đồng/kg so với năm trước

Lúa đông xuân năm nay tại Trà Vinh được mùa, hiện giá lúa cũng đang ở mức cao, tăng khoảng 2.000 đồng/kg so với vụ đông xuân năm trước.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất