| Hotline: 0983.970.780

Quýt PQ1, thu gần 1 tỷ đồng/ha

Thứ Ba 25/01/2011 , 10:45 (GMT+7)

Quýt PQ1 khi chín, vỏ có màu vàng, quả hình cầu dẹt, vỏ nhẵn, túi tinh dầu nhỏ. Quả có độ đồng đều cao. Độ dày vỏ, lõi quả ở mức trung bình. Thịt quả có màu vàng da cam, hương vị ngọt thanh.

Ngày 20/1/2011, tại Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả và Cây công nghiệp (CĂQ&CCN) Phủ Quỳ, Viện KHKT Nông nghiệp Bắc Trung bộ chủ trì cuộc hội thảo đầu bờ để đánh giá tính hiệu quả của giống quýt PQ1. Cuộc hội thảo đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cán bộ và nông dân từ hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

Giống PQ1 do Trung tâm Nghiên cứu CĂQ&CCN Phủ Quỳ thu thập từ huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang và lưu giữ trong vườn tập đoàn từ năm 1992. Từ các kết quả thu được trong vườn tập đoàn, năm 2001, giống quýt PQ1 ghép trên gốc cây trấp Thái Bình đã được Trung tâm đem vào trồng khảo nghiệm, với mục tiêu nghiên cứu tính toàn diện của nó như khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng, tính chịu sâu bệnh, khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh và hiệu quả kinh tế, để phổ biến cho nông dân nhân rộng mô hình ra diện rộng.

Cũng phải nói rằng, ngay từ khi mới bước chân vào các vườn quýt của Trung tâm, đoàn các bộ của Hà Tĩnh, Nghệ An cùng với nông dân tham gia hội thảo đã phải ngỡ ngàng trước cảnh quýt sai cành trĩu quả. Trên mỗi hàng xông, người có thể đi lại được, nhưng qua mỗi hàng cây cách cây thì cành quả đan xen đặc dày như mắc cửi. Tại đây khách tham gia hội thảo tuỳ chọn quả ăn ngay tại vườn để đánh giá cảm quan về chất lượng. Theo đánh giá chung thì quýt PQ1 mẫu mã đẹp, mọng nước, có độ ngọt thanh.

Tại vườn quýt trồng từ năm 2001, đại diện nhóm nghiên cứu đề tài, kỹ sư Phạm Thị Sâm thuyết giải: Vườn quýt này được trồng từ tháng 8/2001, sau 3 năm trồng đã cho thu hoạch vụ đầu được 20,53 tấn/ha. Tỉ lệ cây cho quả đạt 86%. Bình quân mỗi cây có 141 quả, trọng lượng 6,5 quả/kg. Tỷ lệ quả rụng sau giám định là 9,73%. Sang vụ thu hoạch thứ 2 năng suất đạt 39,74 tấn/ha. Tổng kết quá trình theo dõi 7 năm thu hoạch năng suất bình quân đạt 30,65 tấn/ha. Số quả đạt 214 quả/cây. Tỷ lệ rụng quả 12,37%.

Tại vườn quýt trồng từ tháng 3/2006 (có 2,8 ha) khách tham gia hội thảo được nghe báo cáo: Năng suất thu hoạch năm thứ nhất đạt 9,35 tấn/ha, sang vụ thu hoạch thứ 2 đã đạt 20,07 tấn/ha, và năm thứ 3 đã tăng lên được 26,88 tấn/ha. Tính hiệu quả về chu kỳ thu hoạch của quýt PQ1, bà Võ Thị Tuyết - GĐ Trung tâm cho biết: Nếu chăm bón đúng kỹ thuật theo tiêu chuẩn của ngành thì mỗi chu kỳ thu hoạch của quýt PQ1 có khả năng duy trì được từ 15-18 năm. Đặc biệt giống quýt này có khả năng tăng năng suất theo thời gian, điều đó đã được chứng minh qua số liệu quan trắc, cụ thể như tại vườn quýt trồng từ năm 2001, bước vào vụ thu hoạch thứ nhất đạt 20,53 tấn/ha, nhưng đến năm thu hoạch thứ 7 (vụ thu hoạch này) năng suất dự kiến đã tăng lên đến 43,1 tấn/ha.

Đặc tính sinh trưởng của quýt PQ1, qua theo dõi nhiều năm đã cho thấy sau 3 năm trồng số cây trong vườn đều có sức phát triển tốt (với mật độ 833 cây/ha, khoảng cách trồng 3m x 4m), chiều cao đồng đều 3,53m, đường kính tán 296,5 cm, đường kính gốc 8,4 cm. Đánh giá cảm quan về chất lượng giống quýt PQ1 tại các cuộc hội thảo trước đây và hôm nay, Trung tâm đã đưa ra kết quả: Quýt PQ1 khi chín, vỏ có màu vàng, quả hình cầu dẹt, vỏ nhẵn, túi tinh dầu nhỏ. Quả có độ đồng đều cao. Độ dày vỏ, lõi quả ở mức trung bình. Thịt quả có màu vàng da cam, hương vị ngọt thanh. Xơ bã ở mức trung bình, số hạt/quả cao (bình quân 18 hạt/quả). Điểm trung bình của các chỉ tiêu đạt 141,25 điểm, như vậy giống quýt PQ1 là giống đạt chất lượng tốt.

Đối với tính chịu sâu bệnh: Giống quýt PQ1 bị nhện đỏ và sâu vẽ bùa hại ở mức độ nhẹ, bệnh chảy gôm trên thân và hiện tượng vàng lá có tỷ lệ rất thấp. Bệnh sâu đục thân xuất hiện ít, không đáng kể. Còn ruồi vàng, ngài chích hút cam thì hầu như không có. Tất cả các vườn khảo nghiệm sau 4,5 năm trồng và vườn cây sau 9 năm trồng đều không có cây nào thanh lý. Điều đó chứng tỏ giống quýt PQ1 có khả năng chống chịu được hiện tượng vàng lá.

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu CĂQ&CCN Phủ Quỳ còn cho biết: Giống quýt PQ1 không những chỉ được trồng khảo nghiệm ở Trung tâm Nghiên cứu CĂQ& CCN Phủ Quỳ, mà trong nhiều năm qua giống quýt này đã được Trung tâm trồng mô hình ở Triệu Phong (Quảng Trị), Hương Khê (Hà Tĩnh), Quỳ Hợp và Nghĩa Đàn (Nghệ An), những vùng này khi quýt thu hoạch đã có sức thu hút khách hàng. Đơn giản bởi đây là giống quả chín muộn, rộ nhất là vào tháng Chạp cho đến hết rằm tháng Giêng âm lịch, nên sức tiêu thụ của người tiêu dùng là rất lớn.

Tính hiệu quả kinh tế của giống quýt PQ1, qua số liệu thống kê tại vườn trồng từ năm 2001 thì sau 3 năm, bước vào vụ thu hoạch đầu tiên đã có lãi 80,7 triệu đồng. Sau 9 năm trồng 1 ha đã cho tổng lãi được 1.435,65 triệu đồng. Bình quân lợi nhuận đạt 161,51 triệu đồng/ha/năm. Riêng năm nay dự kiến tại vườn quýt trồng năm 2001 năng suất đạt 43,1 tấn/ha, và nếu bán với giá 20.000đ/kg thì 1 ha quýt sẽ thu được 862 triệu đồng. Trong khi đó chi phí năm nay cho 1 ha ở đây chỉ hết 75,8 triệu đồng.

PGS.TS Phạm Văn Chương - Viện trưởng Viện KHKT Nông nghiệp Bắc Trung bộ: Qua nhiều năm nghiên cứu và khảo nghiệm, đến nay tính hiệu quả kinh tế của giống quýt PQ1 đã được khẳng định. Tuy nhiên để cho nông dân có điều kiện nhân rộng mô hình giống quýt PQ1 ra diện rộng thì Trung tâm cần phải hoàn thiện và công bố các biện pháp canh tác, kỹ thuật chăm sóc và bảo vệ cây trồng.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm