| Hotline: 0983.970.780

Ra đời sản phẩm sô cô la có nguồn gốc Việt Nam

Thứ Ba 25/01/2011 , 10:17 (GMT+7)

Cây ca cao lần đầu tiên được đưa vào Việt Nam trước năm 1945. Tuy nhiên, thời điểm đó ca cao vẫn chưa được phát triển với mục đích thương mại.

Trong thập niên 80, theo chương trình của Chính phủ, cây ca cao được tái trồng trên hàng ngàn hecta tại rất nhiều tỉnh thành miền Trung và và các tỉnh phía Nam. Chương trình sau đó đã bị thất bại vì sản phẩm không có đầu ra. Sản xuất bị trì hoãn khiến nhiều hộ dân trồng ca cao điêu đứng. Tuy nhiên, trước nhu cầu nguồn cung ca cao để chế biến trên thế giới,  được sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế, đặc biệt là sự vào cuộc của Tập  đoàn Grand-Place®, năm 2004  Việt Nam đã triển khai chương trình phát triển cây ca cao với mục tiêu sẽ đưa diện tích loại cây này 100.000 ha vào năm 2020.

Nhờ giá thu mua nguyên liệu từng bước tăng cao (6 năm qua, giá ca cao đã tăng từ 1.500 USD/tấn lên 3.000 USD/tấn) đã khuyến khích người nông dân mở rộng diện tích. Chỉ tính từ năm 2004, diện tích trồng ca cao tại các tỉnh phía Nam đã tăng từ 1.218 ha (2004) lên 16.725 ha (2010) và thu hút trên 30.000 nông dân tham gia. Hiện Tập  đoàn Grand-Place® bên cạnh đầu tư nhà máy, hoàn thiện khâu tổ chức, tiêu thụ đang tích cực nghiên cứu, hỗ trợ KH-CN như cung cấp giống, quy trình sản xuất, thu hoạch để thực hiện mục tiêu sản xuất sôcôla khép kín tại Việt Nam.   

Đánh dấu sau 17 năm có mặt và kỉ niệm 10 năm hoạt động sản xuất tại Việt Nam, Grand-Place® vừa cho ra mắt sản phẩm sôcôla được sản xuất đầu tiên tại Việt Nam. Cùng với việc cam kết, thực hiện đầu tư bền vững tại Việt Nam,  hy vọng chiến lược phát triển cây ca cao sẽ sớm thành hiện thực. Hơn thế là hàng vạn hộ nông dân đang mở rộng diện tích, trông cậy nguồn thu vào loại cây này sẽ được cải thiện đời sống.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm