| Hotline: 0983.970.780

Diễn đàn Kinh tế Miền Trung:

Ra mắt “Ban vận động Quỹ hỗ trợ ngư dân vươn khơi bám biển”

Thứ Sáu 15/08/2014 , 22:59 (GMT+7)

Nhằm hỗ trợ, giúp đỡ các cá nhân, gia đình ngư dân miền Trung vươn khơi, bám biển và tích cực tham gia hoạt động bảo vệ an ninh Tổ quốc, chủ quyền quốc gia.

Ngày 15/8, tại TP. Đà Nẵng, đã diễn ra Diễn đàn kinh tế miền Trung với chủ đề “Giải pháp phát huy sức mạnh miền Trung trong giai đoạn mới” dưới sự chủ trì của Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ.

Diễn đàn lần này là dịp để lãnh đạo các cấp cùng đội ngũ chuyên gia và doanh nghiệp rà soát lại công tác thực tiễn chủ trương và chính sách phát triển kinh tế miền Trung trong giai đoạn qua; bàn giải pháp đẩy mạnh vai trò của lực lượng nòng cốt là cộng đồng doanh nghiệp, tích cực mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực để đóng góp cho sự phát triển bền vững của miền Trung.

Phát biểu tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Vùng duyên hải miền Trung có vị trí địa lý, kinh tế, chính trị chiến lược quan trọng của quốc gia, được ví như chiếc đòn gánh hai đầu Nam Bắc của đất nước, là cửa ngõ hướng ra Biển Đông trong giao thương với khu vực và thế giới.

Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương, các nhà khoa học, doanh nghiệp tham dự Diễn đàn phân tích rõ các tiềm năng, thế mạnh của Vùng, của từng địa phương; những khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế-xã hội, phát triển kinh tế biển, từ đó hoàn thiện quy hoạch địa phương gắn với quy hoạch kinh tế Vùng.

Thời gian qua, Chính phủ đã đầu tư mạnh mẽ cho miền trung, với sự ra đời của hàng loạt các khu công nghiệp, khu kinh tế, xây dựng sân bay, cảng biển.

Tuy nhiên, vùng duyên hải miền Trung vẫn là khu vực kinh tế kém phát triển; cơ sở hạ tầng lạc hậu, thiếu đồng bộ; đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo cả vùng còn khoảng 17% trong khi bình quân chung cả nước xấp xỉ 8%. Toàn vùng có 25/62 huyện nghèo nhất của cả nước; cơ cấu kinh tế các tỉnh trong Vùng chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng vẫn còn chậm, tỷ trọng nông nghiệp chiếm khoảng 25-27% GDP, cao hơn trung bình cả nước.

Theo Phó Thủ tướng, đầu tư kết cấu hạ tầng đòi hỏi nguồn vốn lớn, do đó cần đưa ra các chính sách, giải pháp khả thi huy động nguồn tài chính với kế hoạch thực hiện cụ thể… Đồng thời, cần chọn thứ tự ưu tiên đầu tư trong trung hạn.

Dịp này, Phó Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp, các đối tác phát triển, các cơ quan, tổ chức, nhà khoa học tiếp tục quan tâm, hỗ trợ các địa phương trong Vùng thông qua các hình thức như đầu tư phát triển, chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao năng lực thể chế, hỗ trợ tài chính, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực…

Tại Diễn đàn này, Ban tổ chức sẽ ra mắt “Ban vận động Quỹ hỗ trợ ngư dân vươn khơi bám biển” nhằm hỗ trợ, giúp đỡ các cá nhân, gia đình ngư dân miền Trung vươn khơi, bám biển và tích cực tham gia hoạt động bảo vệ an ninh Tổ quốc, chủ quyền quốc gia.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm