| Hotline: 0983.970.780

Ra nước ngoài mời gọi đầu tư

Thứ Năm 09/04/2015 , 10:02 (GMT+7)

Tỉnh Đồng Tháp vừa đưa đoàn nông dân đi tham quan triển lãm Horti Asia and Agri Asia 2015, đồng thời tham gia diễn đàn với tham luận kêu gọi đầu tư./ Horti Asia and Agri-Asia 2015 chính thức khai mạc

Trọng dụng nhân lực trình độ cao

Nhiều người Việt khi tham dự sự kiện Horti Asia and Agri Asia đã bị thu hút bởi bài tham luận bằng tiếng Anh của chị Việt Anh, một trí thức trẻ, chỉ sau 15 phút đã nêu bật được những điểm mạnh của Đồng Tháp, đặc biệt là làng hoa Sa Đéc.

Nhiều người cũng dễ dàng nhận ra, đích thân ông Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp đã dẫn đoàn đi dự sự kiện, khiến cho những chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh này trở nên có trọng lượng.

Chị Việt Anh đang làm Phó Giám đốc Trung tâm ứng dụng NNCNC Đồng Tháp, sau khi tốt nghiệp Đại học Gent (Vương quốc Bỉ) chuyên ngành hóa sinh và công nghệ sinh học, chị trở về tỉnh nhà làm việc cho đến nay. Việt Anh cho biết thêm: “Không chỉ riêng tôi mà Đồng Tháp có gần 30 thanh niên trẻ sau khi du học đều quay về đầu quân cho tỉnh nhà”.

Tính đến nay Trung tâm ứng dụng NNCNC Đồng Tháp đã có khu nuôi cấy mô; kho chứa vật tư sản xuất và đài nước; khu trưng bày (xử lý sau thu hoạch)… Kết quả mang lại trước mắt chưa nhiều, nhưng sẽ có từ 8-10 hộ nông dân làng hoa Sa Đéc tham gia chương trình đào tạo nhân giống cùng chuyên gia Hà Lan.

17-49-11_lng-ho-s-dec-dong-thp-nh-le-hong-vu
Làng hoa Sa Đéc, Đồng Tháp

Ông Nguyễn Thành Tài, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Tháp cho biết: Mặc dù là tỉnh đứng thứ ba trong cả nước về sản xuất lúa gạo với sản lượng lúa 3,3 triệu tấn mỗi năm, nhưng Đồng Tháp còn rất nhiều thế mạnh chưa được khai thác đúng mức.

Một trong những ngành sản xuất cần được đầu tư trong tiến trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế là ngành trồng hoa. Nghề trồng hoa Đồng Tháp tập trung chủ yếu ở làng hoa Sa Đéc với lịch sử 265 năm. Giá trị sản xuất hoa năm 2014 đạt 170 tỷ đồng. Muốn nâng cao giá trị sản xuất hoa, đặc biệt đưa hoa Sa Đéc đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thì ngành này cần phải được đầu tư hơn nữa.

Sau chuyến khảo sát tại Hà Lan vào tháng 5/2014, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ký thỏa thuận hợp tác với Trung tâm Demokwekerij Westland, Kenlog và Trung tâm thương mại Quốc tế Việt Nam tại Hà Lan cùng thực hiện “Dự án xây dựng Trung tâm ứng dụng NNCNC tại Đồng Tháp” từ đó tìm hướng phát triển các kỹ thuật, KHCN mới trong nông nghiệp, phù hợp với tình hình khí hậu thổ nhưỡng địa phương.

Với sự hợp tác quốc tế của tỉnh, Đồng Tháp có công viên hoa Sa Đéc và làng hoa Sa Đéc đã và đang được chuyển giao các ứng dụng công nghệ trồng hoa nhà kính tiên tiến nhất. Hướng tới trong tương lai sẽ khởi động sàn giao dịch đấu giá hoa, đưa ngành hoa Đồng Tháp hội nhập thế giới.

Đưa nông dân ra nước ngoài học hỏi

Nông dân Trần Văn Thăng, 64 tuổi, tham gia trong đoàn Đồng Tháp ra nước ngoài tham quan học tập chia sẻ: Bất đồng ngôn ngữ, đường đi nước bước không rành là rào cản để nông dân ra ngoài học hỏi. Nếu không có tổ chức của tỉnh thì tôi không dám chủ động ra nước ngoài dù rất muốn.

nong-dn175842268
Nông dân Việt Nam tham quan Triển lãm thương mại quốc tế về sản phẩm, công nghệ, kỹ thuật làm vườn và trồng trọt tại Thái Lan

Qua các hội thảo chuyên ngành, tôi nhận thấy thế giới họ rất chú trọng về giống. Thị trường hoa Việt Nam nói chung và hoa Sa Đéc nói riêng hiện nay chưa có các giống mới đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Không chủ động được giống là không chủ động được thương trường.

Đối thủ cạnh tranh trên thị trường quá nhiều, không chỉ cường quốc hoa Hà Lan, mà còn giống từ Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan… Qua chuyến đi thực tế, mọi người ngộ ra và học hỏi được rất nhiều điều.

Ông Nguyễn Hoàng Võ Mộng Kha, HTX Hoa kiểng Tân Quy Đông, Đồng Tháp cho biết: Hộ của ông có 1.500 m2 trồng hoa, chuyên về các loại hoa phục vụ lễ hội và hoa cao cấp.

Các loại hoa giống Hà Lan rất cao cấp nhưng đều là giống hoa ôn đới. Hoa ôn đới muốn đạt năng suất thì phải đầu tư công nghệ cao. Hà Lan trồng trong nhà kính và bảo vệ từ A đến Z, tức từ gieo trồng đến thu hoạch, nhờ vậy, họ làm chủ được chất lượng thành phẩm.

Còn ở Đồng Tháp, những năm gần đây có đưa nhà kính, nhà lưới vào trồng hoa nhưng hầu hết là các hộ cá thể, dạng nhỏ nên đầu tư thấp, nên chỉ có thể giữ hoa trong nhà kính, nhà lưới ở giai đoạn cây nhỏ. Đến khi cây hoa phát triển thì cho ra môi trường ngoài, chất lượng hoa thu hoạch chỉ đạt 85%.

Ông Phạm Văn Bên, Chủ tịch HĐQT Cty CP hoa Sa Đéc cho biết: Cty có nhiệm vụ thí điểm nhập khẩu các giống hoa kiểng mới, hạt giống hoa F1 thích nghi điều kiện nhiệt đới, phù hợp với khí hậu địa phương.

Phục tráng các giống hoa đặc trưng của Sa Đéc và đặc biệt là học tập phương thức trồng hoa theo công nghệ cao để chuyển giao công nghệ cho nông dân. Tiếp đó là việc ứng dụng sàn giao dịch đấu giá hoa để đảm bảo đầu ra của hoa Sa Đéc ra thị trường quốc tế.

Sàn đấu giá hoa vẫn chỉ là tương lai, chưa thành hiện thực như nhiều thông tin đã đưa. Tuy nhiên, khi nhận thức của những người nông dân Đồng Tháp thật sự chuyển biến về nhu cần thiết phải ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất sau những dịp “mắt thấy, tai nghe”, chắc chắn ngành hoa Sa Đéc sẽ có những bước tiến dài.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm