| Hotline: 0983.970.780

Rau mùi tây xuất ngoại

Thứ Ba 17/12/2013 , 09:51 (GMT+7)

Sau 3 năm, vừa nghiên cứu sưu tầm giống, vừa trồng, tới nay trong vườn của bà Cúc có khoảng 20 loại rau mùi giống châu Âu...

Ít ai ngờ dưới đỉnh núi Langbiang hùng vĩ (cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 20 km) đang hiện diện một trang trại rộng 3 ha, sản xuất rau theo tiêu chuẩn GlobalGap để XK.

Bà Phạm Thị Thu Cúc là một trong những người đầu tiên ở thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng chuyên trồng các loại rau mùi tây và các loại rau cao cấp khác để cung cấp cho các công ty nước ngoài đóng trên địa bàn TP Đà Lạt và hệ thống siêu thị Metro ở TPHCM.

Trao đổi với chúng tôi, ông Klong Ha Sắck (người dân tộc Cil) trưởng thôn Đạ Nghịt cho biết: “Cả thôn chủ yếu là người đồng bào dân tộc bản địa, tỷ lệ chiếm 89%. Trước đây bà con chủ yếu sản xuất theo cách truyền thống, bón phân xịt thuốc sâu vô tội vạ, vừa tốn tiền lại không hiệu quả.

Những năm gần đây được cán bộ Trạm Khuyến nông hướng dẫn cách làm mới, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, đồng bào dần dần được tiếp cận và áp dụng KHKT, đưa năng suất cây trồng, giá trị sản phẩm ngày một cao hơn. Trong đó, mô hình trồng rau mùi tây để XK của bà Cúc là một mô hình rất mới, làm ăn hiệu quả, đầu ra ổn định”.


Bà Cúc bên vườn rau mùi tây XK

Lúc đầu bản thân ông trưởng thôn cũng không tin, làm gì có loại rau nào giá đến 250.000 đ/kg, nếu tính ra lúa thì bằng 5 tạ. Sau khi trực tiếp thấy cách làm và hiệu quả từ mô hình trồng rau của bà Cúc, ông trưởng thôn đã hướng dẫn nhiều bà con đến tham quan và vận động mọi người học hỏi làm theo.

Bà Cúc đã từng là giáo viên và cũng đã từng trắng tay sau những thương vụ đầu tư khách sạn, bất động sản của gia đình bị thua lỗ. Năm 2001, vợ chồng bà quyết định làm lại từ đầu bằng cách thuê đất làm vườn. Lúc đó, số vốn còn lại rất ít ỏi chỉ đủ thuê một sào đất để trồng bắp sú, rồi trồng hoa vạn thọ.

Do không có kinh nghiệm, chưa có một tí kiến thức về nông nghiệp, bà đã bị thất bại. Không nản chí, năm 2002, bà rời TP.Đà Lạt, khăn gói đi tìm vùng đất mới (thôn Đạ Nghịt, xã Lát bây giờ). Với số vốn mấy năm tích cóp và mượn thêm bạn bè mua được 2,5 ha đất, trồng mát mát, trồng dâu tây, nhưng có lẽ thành công chưa mỉm cười với bà.

Đến năm 2008, bà Cúc tham gia dự án sản xuất phù hợp quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, viết tắt là VietGAP, với tổng diện tích 4 ha, trong đó có 1 ha đất sản xuất nông nghiệp và 3 ha đất rừng.

Bà Cúc chia sẻ: “Hồi mới làm dự án, tôi trồng rau sạch và hoa ly ly, từ khi được học hỏi, dự nhiều lớp tập huấn quy trình chăm sóc, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, chất lượng rau hoa được tăng lên rõ rệt. Đặc biệt giá cả cao hơn gấp nhiều lần so với trồng rau truyền thống.

Nhờ mấy năm được mùa, trúng giá, tôi đã trả gần hết nợ và thành lập được công ty, lấy tên là Công ty TNHH Rừng Hoa Bạch Cúc, chuyên sản xuất rau mùi tây và các loại rau cao cấp, chăm sóc bằng phương pháp hữu cơ, cung cấp cho thị trường TPHCM”.

Năm 2010, tình cờ có một đại diện Metro TPHCM lên đặt trồng và thu mua các loại rau mùi tây, lúc đó ở Đà Lạt không ai nhập giống hay trồng được loại giống rau mùi này. Rất may, bà Cúc có con gái đang du học ở Pháp nên nhờ mua cho một số hạt về trồng thử nghiệm.

Sau khi trồng thử kết quả ngoài sự mong đợi, các loại rau xuất xứ tại Pháp rất phù hợp khí hậu, thổ nhưỡng ở huyện Lạc Dương nói riêng, Đà Lạt nói chung, cây phát triển tốt, mùi vị thơm rất đặc trưng. Sau 3 năm, vừa nghiên cứu sưu tầm giống, vừa trồng, tới nay trong vườn của bà Cúc có khoảng 20 loại rau mùi giống châu Âu như: Rosemary, Thanme, Masjosan, Chervil, Chocolatewint, Pepperwint, Savory…

Bà Cúc tâm sự: “Rau mùi là loại cây gia vị, vừa để trang trí cho món ăn thêm hấp dẫn vừa giúp các món ăn của người nước ngoài trở nên ngon hơn. Hiện nay loại rau này trở thành hàng hóa XK, chính vì vậy thị trường tiêu thụ rất lớn, rau sản xuất ra không đủ cung cấp cho các công ty nước ngoài và các siêu thị ở Đà Lạt và TPHCM.

Siêu thị Metro đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với giá cố định từ 50.000 – 250.000 đ/kg, tùy theo từng loại rau. Mỗi ngày trang trại bán khoảng 40 – 60 kg rau mùi các loại, thu về từ 4 – 5 triệu đồng.

Tuy nhiên cái khó của việc canh tác các loại rau thơm này là nguồn giống.

Các công ty chuyên cung cấp hạt giống trong nước không nhập các loại giống rau thơm này vì không có người hoặc ít người trồng. Một mình vườn của bà, quá ít nên không hấp dẫn với các công ty cung cấp hạt giống.

Nguồn giống rau của trang trại hiện nay là nhờ người quen ở Pháp mua giúp và được chuyển về theo đường xách tay hoặc gửi theo đường bưu điện...

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm