| Hotline: 0983.970.780

Rau VietGAP Quảng Thắng

Thứ Hai 14/01/2013 , 10:08 (GMT+7)

Dưới cái rét như cắt da cắt thịt, trên cánh đồng rau xã Quảng Thắng (TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) vẫn rôm rả tiếng nói cười.

Dưới cái rét như cắt da cắt thịt, nhiệt độ ngoài trời xuống thấp dưới 10 độ C, trên cánh đồng rau xã Quảng Thắng (TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) vẫn rôm rả tiếng nói cười. Không khí ở đây khẩn trương như muốn chạy đua với thời gian và tiết trời lạnh giá khắc nghiệt.

Đội rét ra đồng

9 giờ sáng. Trời lâm thâm mưa. Chúng tôi co ro theo chân ông Nguyễn Xuân Châu, Chủ nhiệm HTXNN xã Quảng Thắng ra thăm mô hình rau an toàn. Trời rét là vậy song vẫn có hàng chục bà con hối hả thu hoạch rau.

Chị Trần Thị Hoa cầm mớ cải chíp mới nhổ trên tay, vẫn run run vì giá rét vui vẻ trò chuyện: Mặc dù trời rét nhưng chúng tôi rất phấn khởi bởi rau được giá, thậm chí lên giá từng ngày. Đặc biệt, những hộ tham gia dự án rau sạch lại càng phấn khởi. Bởi rau ở đây có “thương hiệu”, lâu nay đã được người tiêu dùng lựa chọn. Thời điểm bình thường, như “cái anh” cải chíp này giá khoảng 6.000 đ/kg. Hơn một tuần rét đậm rét hại, giá cải chíp đã tăng lên 10.000 đ/kg; cải ngồng từ 8.000 đ/kg lên 10.000 - 13.000 đ.


SX rau theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Quảng Thắng

Khác với tâm trạng chị Hoa, bà Nguyễn Thị Tâm đang chăm sóc ruộng rau mùi kế bên giọng buồn rầu: “Năm nào vào dịp tết, giá các loại rau thơm, gia vị cũng đắt. Bởi vậy, hơn 10 ngày trước, gia đình tôi bán vội lứa rau cải các loại, kịp gieo rau thơm bán vào tết. Lúc đó thời tiết ấm áp nên giá rau rất rẻ”. Rồi bà chép miệng, vẻ tiếc rẻ.

Các hộ trồng rau cho biết, trời rét nên rau phát triển chậm hơn. Ví dụ như cải cúc, nếu nhiệt độ trên 20 độ C chỉ khoảng hơn 1 tháng/lứa. Nhưng trời rét phải 40 - 50 ngày rau mới cho thu hoạch. Bởi vậy thị trường khan rau là tất yếu. Theo người trồng rau, cứ đà rét này thì càng gần Tết cổ truyền, rau càng khan hiếm và đắt đỏ. Theo tính toán, cứ 1 sào rau thu khoảng 9 - 10 triệu đ/lứa, trừ chi phí lãi khoảng hơn 4 triệu đ.

Rau VietGAP bán tự do

Được biết, trong tổng 13 ha rau của xã có 2,5 ha rau được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Hỏi ông Châu về lợi ích khác biệt giữa rau SX bình thường và rau VietGAP, ông Châu cho biết: Được tài trợ vốn từ Chính phủ Canada, tháng 9/2010, Bộ NN-PTNT và UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký kết thỏa thuận để thực hiện mô hình thí điểm áp dụng “Quy trình thực hành SX tốt cho ngành hàng rau, thịt lợn, thịt gà an toàn tại Thanh Hóa”.

Bước tiếp theo, HTX thực hiện bao tiêu sản phẩm rau cho bà con để cung cấp hàng cho các siêu thị, đầu mối trên địa bàn thành phố và tỉnh Thanh Hóa, đảm bảo quyền lợi cho người SX tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật; trở thành địa chỉ cung cấp rau an toàn uy tín của tỉnh.

Theo đó, 2 mô hình trồng rau an toàn đã được hình thành, phát triển theo quy trình nghiêm ngặt từ khâu gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ. Trong đó, mô hình của HTXNN Quảng Thắng đã được công nhận đạt tiêu chuẩn rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.

Rau VietGAP Quảng Thắng được người tiêu dùng quanh vùng tiêu thụ mạnh. Tuy nhiên, do diện tích ít, sự phát triển của rau lại phụ thuộc vào thời tiết nên HTX chưa ký được hợp đồng cung cấp rau cho các siêu thị, đầu mối rau trên địa bàn thành phố như BigC Thanh Hóa, chợ Tây Thành, chợ Vườn Hoa... Hiện HTX mới chỉ cung cấp cho một vài trường tiểu học trên địa bàn. Như trường tiểu học Ba Đình, mỗi ngày tiêu thụ khoảng 30 - 40 kg rau các loại.

Còn lại, đa phần các hộ vẫn phải bán tự do trên thị trường. Bởi vậy, mặc dù quy trình SX thực hiện nghiêm ngặt theo quy định, có tới 8 loại rau được công nhận đạt tiêu chuẩn an toàn (gồm xà lách, rau diếp, rau cải các loại, mùng tơi, rau mùi, rau thơm các loại, thì là, hành lá) nhưng giá cả phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường.

Ông Châu cho biết kế hoạch để phát triển thương hiệu rau VietGAP Quảng Thắng. Trước mắt, HTX sẽ tập trung duy trì và mở rộng thêm diện tích rau VietGAP của xã. Cùng với đó, HTX chủ động liên hệ với các vùng trồng rau an toàn khác trong tỉnh như vùng trồng rau an toàn huyện Vĩnh Lộc, Yên Định, Nga Sơn… ký kết hợp đồng cung cấp rau sạch cho HTX Quảng Thắng.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm