| Hotline: 0983.970.780

Rễ cau chữa liệt dương

Thứ Sáu 04/01/2013 , 10:19 (GMT+7)

Hoa, quả, thậm chí cả rễ của cây cau đều có nhiều tác dụng chữa bệnh rất tốt, từ ho, dạ dày, khó tiêu, chán ăn, hen suyễn đến cả… cường dương.

Cây cau còn gọi là binh lang, tân lang, có tên khoa học: Arecaceae. Cau là cây nhiệt đới có thân trụ, thẳng đứng, cao 10 – 12m, có nhiều vòng sẹo đều đặn của vết lá rụng. Hoa đực ở trên, nhỏ, màu trắng, thơm; hoa cái to hơn ở dưới. Quả hạch hình trứng thuôn đầu, vỏ quả nhẵn bóng, còn non màu lục sau vàng, vỏ quả giữa nhiều xơ. Người ta trồng cau làm cảnh, lấy quả ăn trầu và các bộ phận khác làm thuốc.

Theo Y học cổ truyền: Hạt cau vị chát, tính ôn, có tác dụng diệt trùng, trừ giun sán, tiêu tích, hành thuỷ; vỏ quả cau vị hơi cay, tính ôn, có tác dụng thông tiểu tiện, hành thuỷ, hạ khí. Hoa, quả, thậm chí cả rễ của cây cau đều có nhiều tác dụng chữa bệnh rất tốt, từ ho, dạ dày, khó tiêu, chán ăn, hen suyễn đến cả …cường dương.

Hoa cau: Là nụ hoa đực của cây cau, có vị hơi ngọt, tính mát, có tác dụng bổ tim, gan, dạ dày, trị ho, thanh nhiệt, thông khí, tán ứ trệ khí ở dạ dày… 


Hoa cau, hạt cau, rễ cau đều có tác dụng chữa bệnh

Một số bài thuốc chữa bệnh bằng cau

- Chữa liệt dương: Rễ cau nổi (20-30g) thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày (không nên dùng nhiều).

- Chữa phù thũng, bụng đầy trướng, khó thở, đái ít: Vỏ quả cau 12g, vỏ Quýt 12g, vỏ rễ dâu 12g, vỏ gừng 12g, nước 2 bát nước sắc còn gần bát (khoảng 8/10 bát), chia uống 2 lần; 5 ngày là một liệu trình.

- Chữa chứng cước khí, sinh đầy bụng hoặc người già bị chứng đầy bụng: Hạt cau tán mịn, nấu nước vỏ quả cau uống với bột hạt cau tán mịn, mỗi lần 8g.

- Chữa chốc đầu: Hạt cau già, đốt cháy, tán mịn, rắc lên đầu.

- Chữa viêm ruột kiết lỵ: Hạt cau khô 1 – 2 hạt đập dập, vỏ dộp cây ổi 6g, sắc nước uống.

- Chữa giun đũa và sán làm đau bụng, miệng ứa nước trong: Hạt cau khô thái nhỏ 80g cùng 2 bát rượu, sắc lấy 1 bát, chia uống dần trong 1 giờ cho hết. Hoặc sáng sớm ăn 80g hạt bí ngô đã rang chín, sắc 80g hạt cau với nước, lấy 600ml. Uống nước sắc hạt cau sau khi ăn hạt bí 2 giờ, sau đó uống thuốc tẩy để sổ giun sán ra.

-Chữa sốt rét: Hạt cau 2g, thường sơn 6g, thảo quả 1g, cát căn 4g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

- Chữa no hơi chướng bụng, khó chịu trong lồng ngực: Cau 12g, Chỉ xác 9g, tô cách 9g, mộc hương 3g sắc uống.

-Chữa khó tiêu, đầy trướng bụng: Hạt cau 10g, sơn tra 10g. Sắc nước uống.

-Chữa ho, đau tức ngực, tê đau các khớp, chướng khí ở bụng: Lấy 0,5 lạng hoa cau hầm với thịt lợn để ăn

- Chữa hen suyễn: Tua cau rũ, đốt tồn tính, tán mịn, mỗi lần dùng 4 – 8g trộn với nước cháo, ăn rất hiệu nghiệm.

- Chữa giun đũa, sán dây: Cau 30g, hạt bí ngô 30g sắc uống.

- Chữa phù thũng, bụng đầy trướng, khó thở, tiểu tiện ít, ốm nghén nôn mửa: Vỏ quả cau, vỏ rễ dâu, vỏ quýt, vỏ gừng mỗi thứ 12 g, sắc với 300 ml nước, lấy 200 ml, chia hai lần uống trong ngày.

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bình luận mới nhất