| Hotline: 0983.970.780

Rệp hút máu người tại khách sạn ở Hà Nội

Thứ Ba 24/08/2010 , 15:29 (GMT+7)

Loài rệp này rất khó tiêu diệt. Khi dùng hóa chất để phun trực tiếp lên rệp, nó chỉ nằm liệt tại chỗ một lúc rồi sống lại và tiếp tục chạy

Một vị khách ngoại quốc trú tại khách sạn ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đã bị côn trùng lạ đốt gây mẩn ngứa, khó chịu đến mất ngủ. Các cán bộ của Viện vệ sinh phòng dịch Quân đội khẳng định, đây là loại rệp giường hút máu người, khá nguy hiểm.

Ông Nguyễn Quang Thái, Trưởng phòng Thí nghiệm động vật y học, Viện Vệ sinh phòng dịch Quân đội, cho biết, sau khi nhận được cuộc gọi từ một khách sạn ở quận Hai Bà Trưng phản ánh về việc có khách bị côn trùng lạ đốt gây mẩn ngứa, cán bộ của Viện đã tới và thấy có nhiều vệt máu li ti trên ga trải giường của vị khách. Khi lật đệm lên, soi kẽ giường thì họ phát hiện nhiều con côn trùng rệp giường ở đó.

Rệp giường (Bedbug) thường hút máu vào ban đêm, nhưng nếu bị đói lâu ngày, chúng sẽ đốt người cả vào ban ngày. Rệp trưởng thành có thể hút máu người khoảng 5-10 phút

Ngay sau khi phát hiện có loài rệp giường, công tác phun hóa chất diệt côn trùng trong khách sạn đã được thực hiện. Khi kiểm tra sổ sách tại khách sạn, có một vị khách người Ấn Độ đến nghỉ và đã rời phòng 3 ngày trước khi phát hiện rệp hút máu. Vì vậy, có thể vị khách này đã mang theo rệp giường lẫn trong hành lý.

Gần hai tháng trước, người dân Hà Nội và nhiều địa phương khác như Đà Nẵng, Hải Phòng, TP HCM, Đồng Nai... cũng đã xôn xao thông tin về việc nhiều người phải vào viện do bị một loài bọ xít hút máu người đốt. Theo Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương, ở Việt Nam tồn tại loại có loại bọ xít này nhưng khả năng truyền bệnh của nó là rất thấp.

"Điều đáng lo ngại là loài rệp này rất khó tiêu diệt. Khi dùng các loại hóa chất trên thị trường để phun trực tiếp lên rệp, nó chỉ nằm liệt tại chỗ một lúc rồi sống lại và tiếp tục chạy. Không những thế, trứng rệp còn khó diệt hơn, nó có thể nở và làm lây lan nhanh chóng", ông Thái nói.

Ngoài ra, theo ông Thái, hiện nay, các nhà khoa học đã chứng minh được loài rệp hút máu người có mang mầm bệnh, còn việc nó có khả năng truyền bệnh hay không vẫn chưa được khẳng định.

Ông cho biết thêm, rệp giường là loài côn trùng thuộc bộ bọ xít (Hemiptera), có mùi hôi, cơ thể dẹt, kích thước khoảng 4-5mm (nhỏ như hạt gạo). Chúng hút máu người và động vật để sinh trưởng và phát triển. Bình thường cơ thể chúng có màu vàng nhạt, khi hút no máu chúng chuyển thành màu nâu đỏ. Chúng thường sống ở môi trường khô, đặc biệt ưa thích các kẽ giường, chăn đệm, khe tủ, bàn ghế, nơi gần người. Vài vài năm trước, Viện Vệ sinh phòng dịch Quân đội từng phát hiện chúng trong một số phòng ở tập thể.

Theo ông, khi phát hiện rệp giường, người dân cần tìm và diệt chúng ngay, có thể xịt hơi nóng vào các kẽ giường tủ nơi rệp có thể trú ngụ hay đun nước sôi, hoà với thuốc diệt rệp tưới vào các khe, kẽ đó, làm mỗi tuần một lần, liên tục trong nhiều tuần đến khi hết rệp và lặp lại 2-3 tuần sau đó.

Nếu phát hiện hoặc nghi có rệp giường, độc giả có thể thu mẫu vật gửi về Khoa Côn trùng - ký sinh trùng - động vật y học, Viện Vệ sinh phòng dịch Quân đội để làm tiêu bản giám định, nghiên cứu hoặc tư vấn qua điện thoại 069 587 224.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Bình Thuận có Tân Bí thư Tỉnh ủy

Ông Nguyễn Hoài Anh được Bộ Chính trị chuẩn y chức danh Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận nhiệm kỳ 2020 - 2025.

10 năm lực lượng kiểm ngư cùng ngư dân bám biển

Trong 10 năm qua, lực lượng kiểm ngư ngày đêm bám biển, điều động hơn 1.500 lượt tàu tuần tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá trên các vùng biển Việt Nam.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất