| Hotline: 0983.970.780

Rệp sáp hại đu đủ

Thứ Sáu 07/11/2014 , 10:12 (GMT+7)

Khi đu đủ bị rệp sáp hại nặng, có nhiều nấm bồ hóng bám ngoài thân cây phần buồng và suốt khoảng 1m phía dưới; quả rắn, lá dưới biến vàng và rụng làm mất khả năng quang hợp

Triệu chứng: Lá cây bị xoăn, đọt non chùn lại, trái lấm tấm chảy nhựa rồi gây sẹo trên vỏ quả; cây sinh trưởng phát triển kém. Khi bị nặng, có nhiều nấm bồ hóng bám ngoài thân cây phần buồng và suốt khoảng 1m phía dưới; quả rắn, lá dưới biến vàng và rụng làm mất khả năng quang hợp; nhìn xa cả buồng quả bị phủ một lớp sáp trắng.

Đặc điểm gây hại: Cơ thể thành trùng rất nhỏ hình oval, màu vàng, một phần được phủ một lớp sáp trắng. Ấu trùng vàng nhạt. Cả quần thể rệp được che phủ một lớp sáp màu trắng, dầy. Khả năng phát tán lây lan sang các cây bên cạnh rất mạnh. Ấu trùng, thành trùng đều chích hút rồi bài tiết chất làm phát sinh nấm bồ hóng khiến đu đủ suy dinh dưỡng mất khả năng quang hợp.

Biện pháp khắc phục:

- Ngắt tất cả các loại quả bị nặng trên buồng, bẻ sát cuống các tàu lá đã biến vàng và dọn sạch những cây hoang dại tập trung đốt tiêu hủy.

- Dùng thuốc Marshal 200SC và thuốc bám dính HPC. Pha 1 gói Marshal 200SC loại 20 ml và 1 gói bám dính HPC loại 20 ml với 12 lít nước rồi phun đẫm đều cho tất cả các bộ phận của cây đu đủ, phun vào chiều mát không mưa. Phun làm 2 lần, lần 2 cách lần 1 từ 2 - 3 ngày. Chú ý phun cả cho những cây khác thuộc phạm vi trong vườn cùng với đu đủ.

- Tưới dưỡng nước ngày 2 lần cho cây vào chiều tối và sáng sớm trong 3 ngày liên tục. Tưới phân chuyên dùng phân Đầu trâu NPK 13.13.13 + TE lượng 100 gr/gốc bằng cách hòa tưới 2 lần, 7 ngày/lần.

Xem thêm
Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất