| Hotline: 0983.970.780

Rệp sáp trắng hại dứa

Thứ Tư 13/04/2011 , 10:48 (GMT+7)

Rệp sáp tấn công trên tất cả các bộ phận của cây dứa như: rễ, chồi, thân, lá và quả non.

Hỏi: Vườn dứa gia đình tôi đang chuẩn bị thu quả vụ thứ 2 thì thấy có hiện tượng khác thường: một số cây bị đỏ ngọn, khô và chết dần. Quan sát kỹ trên những cây bị bệnh thấy có nhiều lớp bột trắng ở gốc, thân và các mắt ở quả. Mặc dù đã phun một số thuốc trừ nấm như Aliette, Ridomi… mà không thấy giảm, ngược lại có xu hướng lây lan, nhất là các tháng mùa khô hạn. Xin quí báo cho biết đó là bệnh gì, chữa trị ra sao?

(Trần Thị Bé Ba - xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang)

Trả lời: Những triệu chứng bạn nêu trong thư cho thấy vườn dứa đang bị 2 đối tượng gây hại: rệp sáp phấn và bệnh héo đỏ lá. Rệp sáp phấn (Dysmicoccus brevipes) mà bạn thấy “có nhiều lớp bột trắng ở gốc, thân và các mắt ở quả” là côn trùng chích hút nhựa cây làm lá, quả non, thân, gốc và rễ bị sưng lên, cây sinh trưởng kém, còi cọc, lá vàng và khô, quả bị te lại không lớn được, chất lượng kém. Ngoài việc gây hại trực tiếp là chích hút nhựa cây rệp sáp phấn còn là môi giới lây truyền bệnh virus gây ra bệnh héo đỏ lá dứa hay còn gọi là bệnh Wilt, một bệnh rất quan trọng ở các vùng chuyên canh dứa.

Nhận diện rệp sáp phấn hại dứa: Con trưởng thành hình bầu dục dài khoảng 3mm, rộng 1,5-3mm, không cánh, thân mềm màu hồng, xung quanh có nhiều sợi tua sáp trắng, bên ngoài phủ một lớp bột sáp trắng. Rệp sáp sinh trưởng rất nhanh, phát nhiều trong thời tiết nóng và ẩm. Vòng đời từ 40-60 ngày nên có nhiều lứa gối tiếp gây hại quanh năm, nhất là các tháng mùa khô hạn. Rệp non mới nở rất nhỏ, chưa có sáp trắng, bò đi tìm chỗ thích hợp để sinh sống. Rệp sáp thường sống cộng sinh với kiến đen. Khi bài tiết, rệp thải ra một chất dịch có độ đường rất cao làm thức ăn cho kiến vì thế kiến giúp rệp di chuyển từ cây này sang cây khác bằng cách cõng chúng trên lưng, đây chính là con trường lây lan bệnh virus (bệnh héo đỏ lá dứa) từ cây bệnh sang cây khỏe. Rệp sáp tấn công trên tất cả các bộ phận của cây dứa như: rễ, chồi, thân, lá và quả non.

Nhận diện bệnh héo đỏ lá dứa: Bệnh do Ananas virus gây ra, chúng lan truyền từ vụ này sang vụ khác bằng nguồn giống đã bị nhiễm bệnh từ cây mẹ ở vụ trước, hoặc thông qua môi giới truyền bệnh là rệp sáp phấn. Khi bị nhiễm bệnh, các đầu lá chuyển sang màu đỏ đồng rồi đỏ nâu, quang hợp kém và khô dần từ ngọn vào gốc lá. Rễ bị hại làm ảnh hưởng đến quá trình hút nước và dinh dưỡng dẫn đến cây sinh trưởng, phát triển kém, còi cọc, có ra trái thì trái cũng nhỏ, khô, chất lượng kém, ăn không ngon. Nếu bị nặng có thể làm cho cả cây bị héo dần và chết. Bệnh thường xuất hiện và gây hại nặng trong các tháng mùa khô, chủ yếu trên giống dứa Cayen ở các tỉnh phía Nam.

Biện pháp phòng trừ: Bệnh héo đỏ lá dứa do virus gây ra, chưa có thuốc đặc hiệu để phòng trừ do đó cách hạn chế bệnh tốt nhất là áp dụng các biện pháp tổng hợp sau đây:

(Thông tin chi tiết xin theo dõi trên Báo NNVN số 73 ra ngày 13/4/2011)

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Đề xuất không xử phạt hành chính thuốc thú y chưa kịp công bố hợp quy

Bộ NN-PTNT đề xuất Chính phủ không xử phạt thuốc thú y đã được cấp chứng nhận lưu hành nhưng chưa thực hiện công bố hợp quy từ ngày 14/2/2024 đến ngày 31/5/2025.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất