| Hotline: 0983.970.780

Rớt nước mắt với nữ thí sinh không tay tham dự kỳ thi THPT Quốc gia 2016

Thứ Năm 30/06/2016 , 13:14 (GMT+7)

Sáng ngày 30/6, ngày làm thủ tục dự thi kỳ thi THPT Quốc gia 2016, tại điểm thi trường THPT Quảng Xương 1 (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) chúng tôi bắt gặp thí sinh đặc biệt nhất, đó là em Lê Thị Thắm (học sinh lớp 12A4, trường THPT Đông Sơn 1, huyện Đông Sơn – Thanh Hóa).

Sinh ra đã không có đôi tay, nhưng nghị lực của cô bé thôn quê suốt 12 năm học nay đã bước vào kỳ thi THPT Quốc gia khiến ai cũng khâm phục.

Thắm đặc biệt ở chỗ em không có đôi tay, viết chữ, mọi sinh hoạt đều bằng đôi chân mà người khác thường gọi là “đôi chân thần kỳ”. Đôi chân ấy đang “vẽ” lên cuộc đời em khi Thắm bước vào kỳ thi THPT Quốc gia, đăng ký vào ngành Sư phạm tiếng Anh (Trường Đại học Hồng Đức – Thanh Hóa).

Chị Nguyễn Thị Tình (thôn Đoàn Kết, xã Đông Thịnh, huyện Đông Sơn, mẹ em Thắm) cho biết: Khi sinh ra, cả gia đình đều chết lặng vì cháu không có đôi tay.

Lớn lên, đến tuổi đi học Thắm một mực đòi gia đình cho đi học với những bạn cùng trang lứa. Gia đình tôi đưa cháu đến trường, ban đầu chỉ nghĩ cháu thích đi cho vui cùng bạn bè vì không có đôi tay thì làm sao viết được chữ. Thế mà từng ngày, em nó tập viết bằng đôi chân. Ban đầu cháu tập viết bằng chân phải nhưng không thạo lắm nên cháu lại tập viết bằng chân trái.

“Có những đêm thức dậy thấy cháu còn ngồi dưới ánh đèn tập viết. Nhiều lần, do tập viết quá nhiều nên chân cháu rớm cả máu. Thương cháu nhưng không biết làm gì, chúng tôi chỉ biết động viên cháu cố gắng. Thế rồi không ngờ thời gian sau cháu viết rất tốt bằng chân, còn là học sinh của trường đạt các giải thi viết chữ đẹp và được giải” – chị Tình tâm sự thêm.

13-00-38_2
Thắm dự thi được ngồi và viết bài thi bằng 2 chiếc ghế

 

Về học tập, năm lớp 3, Thắm đoạt giải nhì cuộc thi vẽ tranh do Hội người khuyết tật tỉnh Thanh Hóa tổ chức; lên lớp 5 giành giải nhất cuộc thi viết chữ đẹp do huyện tổ chức. Cùng năm đó em cũng đoạt giải xuất sắc thi viết chữ đẹp toàn tỉnh. Kết quả học tập từ lớp 1 cho đến hết cấp 2, năm nào Thắm cũng là học sinh xuất sắc. Riêng 3 năm cấp 3, Thắm đạt học sinh tiên tiến. Kết quả học tập trên đã khẳng định những cố gắng, nghị lực vượt lên số phận của cô bé đặc biệt này.

Trong buổi sáng ngày 30/6, ngày đăng ký thủ tục dự thi kỳ thi THPT Quốc gia 2016, khi Thắm bước đến điểm thi rất nhiều bạn thí sinh cũng như các phụ huynh đều ngỡ ngàng. Họ không hiểu Thắm sẽ thi như thế nào khi không có đôi tay. Nhưng khi thấy em tự lật những trang giấy, tự cầm bút bằng chân viết những dòng chữ thẳng tắp, gọn gàng, thoăn thoắt như dùng tay thì mọi nghi ngờ của người khác bỗng tan biến.

13-00-38_3
Thắm chăm chỉ ôn thi để có kết quả tốt

Biết có thí sinh đặc biệt, tại phòng thi của điểm thi Trường THPT Quảng Xương 1, Hội đồng thi đã bố trí hai cái bàn để Thắm tiện viết chữ nhưng em liền nói không cần bàn mà chỉ cần 2 cái ghế chắp lại với nhau để em vừa ngồi vừa viết. Khi cán bộ coi thi gọi các thí sinh xếp hàng theo tên gọi để vào phòng làm thủ tục dự thi, riêng Thắm các cán bộ cho vào trước nhưng Thắm cũng một mực không vào mà xếp hàng ngay ngắn như các bạn, chờ đến lượt mình.

Bước vào kỳ thi với ước mơ trở thành cô giáo dạy tiếng Anh xin chúc cho Thắm đạt được ước mơ của mình.

13-00-38_4
Không chỉ viết, Thắm còn dùng chân để sử dụng máy tính laptop

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm