| Hotline: 0983.970.780

Rùa trở lại hồ Gươm

Thứ Tư 13/07/2011 , 14:29 (GMT+7)

Cụ Rùa được thả về hồ Gươm trong tình trạng sức khỏe tốt sau ba tháng điều trị các vết thương.

Cụ Rùa được thả về hồ Gươm chiều qua trong tình trạng sức khỏe tốt sau ba tháng điều trị các vết thương.

Ông Lê Xuân Rao, giám đốc sở Khoa học Công nghệ Hà Nội cho biết việc thả Rùa trở lại diễn ra an toàn lúc 17h45. Rùa được đưa ra khỏi bể với bộ mai lành lặn, không còn các vết thương hay mốc như trước.

"Môi trường nước hồ hiện giờ đã đủ để đảm bảo cuộc sống cụ Rùa", ông Rao cho biết.

Trước đó, hàng chục nghìn con cá gồm các loại trôi, mè, rô phi đã được thả xuống hồ Gươm để đảm bảo nguồn thức ăn cho Rùa. Việc nạo vét làm sạch môi trường một phần nước hồ đã được thực hiện trong thời gian qua.

Cụ Rùa hồ Gươm được đưa lên một chiếc bể đặc biệt trên bờ để điều trị các vết thương cách đây ba tháng, sau khi thành phố Hà Nội lập một ban đặc biệt về chăm sóc và bảo vệ Rùa. Quyết định này được đưa ra sau khi hình ảnh cụ Rùa với nhiều vết thương trên mình xuất hiện liên tục trên mặt nước hồ, khiến công chúng lo ngại rằng sức khỏe của cụ đang bị sa sút nghiêm trọng.

Rùa hồ Gươm được cho là một con vật linh thiêng, biểu tượng sống của truyền thuyết lịch sử chống ngoại xâm của Việt Nam. Giới chức và các nhà khoa học đã tổ chức những cuộc hội thảo bàn về cách bảo vệ và bảo tồn Rùa hồ Gươm. Rùa này được các nhà khoa học quốc tế xác định thuộc một phân loài mà hiện trên thế giới chỉ còn có 4 con. Tuy nhiên một số nhà khoa học trong nước thậm chí nói đây là cá thể độc nhất. Vì thế, yêu cầu về bảo tồn nhân giống càng đặt ra một cách cấp thiết hơn.

Chiến dịch quây bắt đưa Rùa lên cạn đầy kịch tính đã thu hút sự chú ý của hàng nghìn người dân sở tại, các phương tiện truyền thông cả trong và ngoài nước. Cụ Rùa hồ Gươm là một cá thể cái, dài 1.260 mm, rộng 1.030 mm, nặng 169 kg khi bắt lên.

Sau khi lên cạn, Rùa được các bác sĩ thú y chăm sóc và các vết thương đã lành. Tuy nhiên hiện chưa có thông tin nào về việc liệu đã có tiến triển gì trong chuyện bảo tồn nòi giống loài rùa lớn mai mềm này hay chưa.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Phú Thọ thiệt hại khoảng 34,5 tỷ đồng do mưa dông

Ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ chịu thiệt hại vô cùng nặng nề khi hàng trăm ha lúa, ngô, chuối, rau màu... bị đổ ngã và không thể phục hồi.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ngồi ở nhà, người dân Huế vẫn được cấp phiếu lý lịch tư pháp

THỪA THIÊN - HUẾ Từ ngày 22/4, người dân Huế có tài khoản định danh điện tử VNeID mức độ 2 sẽ thực hiện thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh VneID.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm