| Hotline: 0983.970.780

Rúng động vì vụ vỡ nợ lớn nhất từ trước đến nay

Thứ Hai 29/07/2013 , 09:40 (GMT+7)

Đường dây “tín dụng đen” do cặp vợ chồng Nguyễn Văn Trung và Tô Bích Liên cùng trú tại TP Lạng Sơn đứng ra huy động đã lâm vào cảnh vỡ nợ. Hàng trăm chủ nợ hoảng hốt, nhốn nháo bởi số tiền đưa cho cặp vợ chồng Trung - Liên vay lên đến vài trăm tỉ đồng.

Đường dây “tín dụng đen” do cặp vợ chồng Nguyễn Văn Trung và Tô Bích Liên cùng trú tại TP Lạng Sơn đứng ra huy động đã lâm vào cảnh vỡ nợ. Hàng trăm chủ nợ hoảng hốt, nhốn nháo bởi số tiền đưa cho cặp vợ chồng Trung - Liên vay lên đến vài trăm tỉ đồng. Công an TP Lạng Sơn cho biết đây là vụ vỡ nợ lớn nhất trên địa bàn thành phố từ trước đến nay.

Ham lãi suất cao - lao đao vỡ nợ

Suốt một tuần nay, ngôi nhà số 33 phố Bà Triệu (phường Hoàng Văn Thụ, TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn) vẫn khóa cửa ngoài im ỉm. Nhưng trước cửa ngôi nhà cũng như cả đoạn phố Bà Triệu gần như lúc nào cũng có nhóm người đứng nói chuyện, bàn tán và có thái độ rất bức xúc. Đó chính là những chủ nợ hay những nạn nhân của chủ nhân ngôi nhà 33 phố Bà Triệu.

Chủ nhân của nhà số 33 là cặp vợ chồng Nguyễn Văn Trung (SN 1969) và Tô Bích Liên (SN 1973). Theo tìm hiểu của phóng viên, từ năm 2010 cặp vợ chồng này đã đứng ra huy động vốn của nhiều người trên địa bàn TP Lạng Sơn với số tiền cộng dồn đã lên đến hàng trăm tỉ đồng. Khi không còn khả năng trả nợ, cả hai đã khóa cửa nhà bỏ đi biệt tích.

Chị Đào Thị Hằng ở số nhà 29 đường Bà Triệu là một trong những nạn nhân cuối cùng hai vợ chồng Trung - Liên vơ vét trước khi bỏ đi kể lại: “Tôi dốc hết vốn liếng cho cô Liên vay 100 triệu, Liên hẹn ngày 20/7 sẽ trả tiền. Đến ngày 18/7, Liên qua nhà tôi mua chịu hơn 4 triệu tiền hàng rồi ngay đêm hôm đấy bỏ đi đâu không rõ. Giờ tôi mất sạch, đến cái nhẫn của bố mẹ cho cũng phải bán đi để sống”.


Dù chỉ sống trong ngôi nhà cấp 4 tồi tàn song cặp Trung - Liên lại huy động được số tiền “tín dụng đen” hàng trăm tỷ

Số tiền trăm triệu của chị Hằng là rất nhỏ nếu đặt cạnh các giấy vay nợ của những chủ nợ khác cũng ở trên phố Bà Triệu. Như anh Lê Anh Tuấn ở ngõ 1 phố Bà Triệu, đến tháng 3 đã “chốt” số tiền cho vợ chồng Trung - Liên vay là 4 tỉ đồng. Giờ đây, mảnh giấy vay nợ có chữ ký của cả hai vợ chồng này là mối liên hệ duy nhất chứng minh khoản nợ tiền tỉ để anh Tuấn đi đòi.

“Chiêu thức” hai vợ chồng Trung - Liên sử dụng để tạo lòng tin với các chủ nợ không có gì mới nhưng vẫn khiến rất nhiều người sập bẫy. Chị Nguyễn Kim Ngân ở cách nhà cặp vợ chồng con nợ khoảng 20m cho biết: “Lần đầu tiên tôi cho Liên vay là vào năm 2011 với số tiền chỉ có 90 triệu đồng. Liên nói lãi suất là 2.000 đồng/triệu/ngày, cứ 10 ngày trả lãi một lần. Khi đó Liên trả lãi rất đầy đủ, sòng phẳng”. Chị Ngân từng hỏi Liên vay tiền để làm gì thì nhận được câu trả lời là thực hiện nghiệp vụ đáo hạn ngân hàng, cho các doanh nghiệp có nhu cầu vay lại với lãi suất cao hơn. Để tạo lòng tin, Liên từng rủ chị Ngân ra ngân hàng cùng để thực hiện “nghiệp vụ”. Đến nay, chị Ngân đã huy động tiền của 15 người nữa để cho Liên vay, tổng số tiền trong sổ nợ đã lên đến con số khủng khiếp: 65 tỉ đồng. Cũng ở trên phố Bà Triệu còn một chủ nợ khác cũng đang ôm đống giấy tờ ghi tổng cộng 60 tỉ đồng hiện đang ốm liệt giường sau khi có thông tin vợ chồng Trung - Liên bỏ đi đâu không rõ. Còn chủ nợ lớn nhất hiện nay có thể là một chủ tiệm vàng trên đường Trần Đăng Ninh với số tiền đã cho vay lên đến cả trăm tỉ đồng.

Khoảng 3 tháng gần đây cặp vợ chồng Trung - Liên còn đẩy tiếp lãi suất huy động có lúc lên đến 4.000 - 5.000 đồng/triệu/ngày để “vơ vét” tiền của người dân. Ham lãi suất cao, nhiều người tiếp tục sập bẫy khi cầm cố tài sản, đất đai, nhà cửa, vay mượn người thân với lãi suất thấp hơn để cho hai vợ chồng con nợ trăm tỉ vay lại. Như trường hợp chị Hà Thị Liễu ở đối diện với nhà Trung - Liên đã về tận quê ở huyện Tràng Định gom góp của gia đình hơn hai trăm triệu cộng với phần tiền của mình để cho vay 460 triệu đồng.

Đến đêm 19/7, hai vợ chồng Nguyễn Văn Trung và Tô Bích Liên bất ngờ khóa cửa bỏ đi đâu không rõ.

Chưa rõ số tiền nợ

Theo tố cáo của hàng chục nạn nhân thì số tiền mà cặp vợ chồng Trung – Liên “ẵm” được lên đến khoảng 600 tỷ đồng. Tuy nhiên, con số chính thức mà các nạn nhân tới trình báo tại công an TP Lạng Sơn chỉ mới gần 300 tỷ.

Sau khi nhận được thông tin tố cáo từ người dân, Công an TP Lạng Sơn đã phối hợp với phòng chuyên môn của CA tỉnh Lạng Sơn sử dụng các biện pháp nghiệp vụ truy tìm cặp vợ chồng Nguyễn Văn Trung và Tô Bích Liên. Ngày 23/7, CA tỉnh Lạng Sơn đã truy tìm được Trung tại thị xã Đồ Sơn (TP Hải Phòng) và áp giải về địa phương. Còn Tô Bích Liên được tìm thấy tại TP Lạng Sơn. Cả hai vợ chồng này hiện đang được lưu giữ tại CA TP Lạng Sơn.


Một nạn nhân đang trao đổi về khoản cho vay của mình

Ông Hoàng Anh (Trưởng Công an TP Lạng Sơn) cho biết, hiện chưa áp dụng biện pháp xử lý hình sự, chúng tôi đang tiếp tục thu thập bằng chứng chứng minh dấu hiệu phạm tội của đối tượng. Đến nay, đã có 16 nạn nhân đến cơ quan công an trình báo và thống kê số tiền cho hai đối tượng vay là 289 tỉ đồng. Công an TP Lạng Sơn cũng đang hướng dẫn các bị hại chứng minh các khoản cho đối tượng vay, đồng thời tiếp tục xác minh những tài sản thế chấp. Ông Hoàng Anh cho biết đây là vụ vỡ nợ lớn nhất trên địa bàn thành phố từ trước đến nay.

Trong một diễn biến khác, theo thông tin PV NNVN thu thập được, đã có những chủ nợ từ huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn lên tiếng về việc cho Nguyễn Văn Trung và Tô Bích Liên vay tiền tương tự như ở TP Lạng Sơn. Số tiền thống kê ban đầu của các chủ nợ tại khu vực huyện này cũng lên đến vài chục tỉ đồng.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm